Giảm sốc thiết vị bếp
Viêm đại tràng mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
03-10-2024 15:42:34 | Bệnh thường gặp

Viêm đại tràng mãn tính là căn bệnh không phải hiếm gặp ở nước ta, bệnh rất khó để điều trị dứt điểm và hay tái phát, khiến người bệnh không chỉ chịu nỗi khổ tiêu hóa, ăn uống mà còn thường trực nỗi lo ung thư đại tràng.

1. Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm đại tràng kéo dài dẫn đến mãn tính, nghĩa là tình trạng viêm nhiễm đại tràng đã ở mức độ nặng, gây tổn thương khu trú hay lan tỏa đến niêm mạc đại tràng.

Viêm đại tràng mãn tính nhẹ có thể khiến niêm mạc đại tràng dễ tổn thương, chảy máu, nặng sẽ xuất hiện những vết loét, xung huyết, thậm chí là áp xe.

Ở nước ta, viêm đại tràng mãn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ước tính có đến 20% dân số mắc viêm đại tràng mãn tính, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Vi khuẩn xâm nhập gây loét, tổn thương, nhiễm khuẩn dẫn tới viêm đại tràng

2. Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính được chia thành 2 nhóm bệnh theo nguyên nhân, gồm:

Viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân:

  • Do lao, crohn, viêm đại tràng chảy máu,...
  • Do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm độc, nhiễm nấm gây viêm đại tràng cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm mà diễn tiến thành.
  • Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do:
  • Viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên do thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.
  • Theo đó, các nhóm nguyên nhân thường gặp ở bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính được cho là ảnh hưởng gây bệnh gồm:
  • Nhiễm ký sinh trùng: Giun tóc, giun kim, giun đũa,...
  • Nhiễm vi trùng gây bệnh đường ruột: Salmonella, Shigella,...
  • Chế độ ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn gây kích thích, tổn thương dạ dày, niêm mạc đại tràng.
  • Táo bón kéo dài.

Người bệnh bị viêm đại tàng mãn tính có các biểu hiện như đau bụng kéo dài ở nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu

3. Cách điều trị viêm đại tràng mãn tính

3.1 Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng thuốc Tây y

Dựa trên nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các thuốc điều trị sao cho phù hợp như:

- Nhóm thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm được chỉ định trong điều trị viêm đại tràng có Sulfasalazine (Azulfidine), Mesalamine (Tidocol, Rowasa…), Balsalazide (Colazal), Olsalazine (Dipentum). Đây là loại thuốc tây không thể thiếu trong điều trị viêm đại tràng, có tác dụng chống viêm, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.

- Nhóm thuốc chữa viêm đại tràng kết hợp táo bón: Người bệnh viêm đại tràng thường gặp phải triệu chứng táo bón. Nhóm thuốc này sẽ giúp nhuận tràng, mềm phân giúp người bệnh sẽ cải thiện triệu chứng táo bón rõ rệt. Laxan, Normacol, Forlax hay Macrogol… là một số loại thuốc thường được chỉ định.

- Thuốc tây chống tiêu chảy: Loperamide, Diarsed, Smecta hay Actapulgite,… là một số loại thuốc tiêu chảy có thể được sử dụng với tác dụng là làm chậm nhu động ruột và đồng thời tạo màng bọc cho lớp niêm mạc, từ đó làm giảm triệu chứng tiêu chảy.

- Thuốc trị viêm đại tràng dạng chống co thắt và giảm đau: Thuốc giảm đau, giảm co thắt đại tràng được chỉ định với những trường hợp có biểu hiện đau co thắt ở vùng bụng. Liều lượng của thuốc sẽ được bác sĩ cân nhắc tùy vào từng trường hợp và mức độ đau của người bệnh, ví dụ như:

  • Với thuốc Trimebutine (loại 100mg/viên): Người bệnh có thể dùng 1- 6 viên/ngày
  • Thuốc Mebeverine (loại 100mg/viên): Người bệnh có thể dùng từ 2 – 4 viên/ngày
  • Thuốc Phloroglucinol (loại 80mg viên): Người bệnh có thể dùng 4 viên/ngày

- Thuốc điều trị viêm đại tràng dạng làm giảm đầy hơi, chướng bụng: Carbophos, Duspatalin, Debridat được dùng để điều trị hiệu quả chứng đầy hơi, chướng bụng.

- Nhóm thuốc corticoid: Thuốc Corticoid có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng bệnh viêm đại tràng. Các loại thuốc thường được dùng có Prednisolon, Dexamethason, Betamethason…Nhưng khi sử dụng loại thuốc này người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như loãng xương, giòn xương, tăng cân…

- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn trên niêm mạc đại tràng. Metronidazol 250mg là loại kháng sinh thường được sử dụng với liều lượng 2 – 4mg/ngày và sử dụng kéo dài trong khoảng 8 – 10 ngày.

Thuốc Tây chữa viêm đại tràng được sử dụng rất phổ biến hiện nay

3.2 Điều trị viêm đại tràng mãn tính bằng phương pháp Đông y

Theo đông y, viêm đại tràng được chia ra 6 thể khác nhau. Sự phân chia này căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trên bệnh nhân. Với mỗi thể lại có các phương thức điều trị khác nhau. Sau đây là một số thể bệnh viêm đại tràng thường gặp và các bài thuốc đông y điều trị viêm đại tràng hay sử dụng.

- Thể hàn thấp:

Người bệnh thể hàn thấp có các triệu chứng thường gặp như đau bụng âm ỉ, sôi bụng, đi ngoài phân lỏng bạc màu như phân vịt. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, sợ gió lạnh, đau đầu, đau nhức toàn thân, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch phù hoãn.

Phương pháp điều trị: giải biểu tán hàn, hóa trọc chỉ tả.

Thuốc đông y chữa viêm đại tràng: hoắc hương chính khí tán.

Châm cứu các huyệt tả thiên khu, trung quản, hợp cốc, túc tam lý,...

- Thể thấp nhiệt:

Bệnh nhân viêm đại tràng thể này xuất hiện các triệu chứng như đau bụng từng cơn, đau quặn bụng, mót rặn. Tại lưỡi xuất hiện rêu lưỡi vàng dày nhớt, chất lưỡi đỏ, mạch nhu hoạt.

Phác đồ điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, hóa trọc chỉ tả.

Thuốc đông y chữa viêm đại tràng: cát căn cầm liên thang gia giảm

Châm cứu các huyệt tả thiên khu, trung quản, hợp cốc, khúc trì, túc tam lý, nội đình, âm lăng tuyền.

Thể thương thực:

Triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng thể thương thực là đau bụng nhiều, sôi bụng, đi ngoài phân sống, đại tiện xong đỡ đau. Người bệnh bị đầy bụng, chán ăn, ợ ra mùi chua và nồng. Bệnh nhân thể này cũng có rêu lưỡi dày bẩn, mạch huyền sác.

Pháp điều trị: tiêu thực đạo trệ.

Thuốc đông y chữa viêm đại tràng: bảo hòa hoàn gia giảm.

Châm cứu: huyệt tả thiên khu, huyệt trung quản, túc tam lý, tam âm giao, thái bạch,...

- Thể can khắc tỳ:

Người bệnh xuất hiện các cơn đau bụng với đặc điểm đau lan sang 2 bên sườn. Ngoài ra còn có đầy bụng, chướng hơi. Rối loạn tiêu hóa, phân lúc táo lúc lỏng, phân có nhầy. Do rối loạn tiêu hoá nên người bệnh mệt mỏi hay cáu gắt, ít ngủ. Chất lưỡi đỏ hồng, rêu lưỡi trắng hoặc vàng,mạch huyền.

Phương pháp điều trị: sơ can kiện tỳ.

Thống tả yếu phương gia giảm là bài thuốc đông y trị viêm đại tràng thường dùng cho người bệnh viêm đại tràng thể này.

Châm cứu các huyệt: tả thái xung, chưởng môn, kỳ môn, can du, tỳ du, túc tam lý, nội quan.

- Thể tỳ vị hư:

Người bệnh có các triệu chứng đau bụng âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Khi chườm nóng thì cơn đau dịu đi. Người bệnh mệt mỏi, ăn kém, chậm tiêu, phân thường nát lỏng. Chất lưỡi bệu, rêu trắng mỏng, mạch nhu hoãn.

Ôn trung kiện tỳ, chỉ tả là các phương pháp điều trị thường dùng.

Chữa viêm đại tràng bằng đông y có sử dụng một số vị thuốc dược liệu quý

Chữa viêm đại tràng bằng đông y có sử dụng một số vị thuốc dược liệu quý

Thuốc đông y chữa viêm đại tràng dùng để điều trị thể bệnh này là sâm linh bạch truật tán gia giảm.

Châm cứu: huyệt bổ hoặc cứu trung quản, thiên khu, đại hoành, tỳ du, vị du, túc tam lý, khí hải.

- Thể tỳ thận dương hư:

Bệnh nhân viêm đại tràng có các triệu chứng ngũ canh tả, sôi bụng, sau khi đại tiện lỏng xong thì đỡ. Do rối loạn tiêu hóa nên người bệnh mệt mỏi, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, chậm tiêu. Đau mỏi lưng, đầu gối. Phương pháp điều trị: ôn thận trợ tỳ dương, chỉ tả

Tứ thần hoàn là bài thuốc đông y trị viêm đại tràng thường được sử dụng.

Châm cứu: huyệt bổ hoặc cứu quan nguyên, khí hải, quy lai, thận du, tỳ du, túc tam lý.

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh đã chuyển sang giai đoạn rất khó điều trị, cần sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Trong liệu trình điều trị, qua các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định tình trạng tổn thương của đại tràng và từ đó sẽ sử dụng thuốc ngăn ngừa biến chứng. Trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc, thực phẩm dinh dưỡng ngăn ngừa biến chứng Viêm đại tràng mãn tính, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính cần đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

+ Chế độ dinh dưỡng

  • Các loại thực phẩm được khuyên dùng là: Gạo, khoai tây, thịt nạc, sữa không có lactose, cá, các loại rau xanh, hoa quả...
  • Các loại thực phẩm cần hạn chế là đồ xào rán, thực phẩm khó tiêu hóa như trứng, sữa, thịt mỡ, hành sống... và các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga,...
  • Đồng thời tránh ăn các thực phẩm có thể khiến vi khuẩn, nấm,... xâm nhập gây hại như thức ăn sống, gỏi, rau sống, tiết canh,...

+ Chế độ sinh hoạt

  • Nếu tính chất công việc quá căng thẳng, bạn có thể điều hòa tâm trạng bằng cách tập thể dục hoặc áp dụng kỹ thuật thư giãn.
  • Cần luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ thể, sức đề kháng để phục hồi bệnh tốt hơn, tránh các tác nhân gây bệnh, ngoài ra còn có tác dụng cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân rất tốt. Các môn thể dục thể thao được khuyên chọn cho bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính gồm: đi dạo, bơi lội, nhảy múa, leo cầu thang, yoga, đạp xe...

Viêm đại tràng mãn tính nếu không được điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm không ngờ, ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng sống mà còn cả tính mạng của bệnh nhân.

Bài viết tham khảo: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo