Bệnh thận do tiểu đường là một biến chứng nghiêm trọng xảy ra trên thận ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Khoảng 25% bệnh nhân tiểu đường có xuất hiện biến chứng thận.
Bệnh thận tiểu đường là tình trạng xơ cứng và xơ hóa cầu thận do sự rối loạn chuyển hoá và huyết động ở bệnh tiểu đường. Bệnh biểu hiện bằng tình trạng albumin niệu tiến triển chậm với tăng huyết áp tiến triển và suy thận.
Bệnh thận tiểu đường làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc hàng ngày của thận để đào thải các chất cặn bã và lượng dịch thừa ra khỏi cơ thể. Cách tốt nhất để phòng ngừa hoặc trì hoãn biến chứng thận do tiểu đường là duy trì lối sống khỏe mạnh và điều trị bệnh lý tiểu đường cũng như tình trạng đường máu cao.
Qua nhiều năm, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng từ từ lên hệ thống lọc của thận. Điều trị sớm có thể phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh lý thận, từ đó sẽ làm giảm biến chứng. Bệnh lý thận có thể tiến triển đến suy thận, hay bệnh thận giai đoạn cuối. Suy thận là tình trạng bệnh lý đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân thường được điều trị bằng phương pháp lọc máu hoặc ghép thận.
Tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra các biến trên các hệ cơ quan khác nhau, trong đó có biến chứng trên thận hay còn gọi là bệnh thận tiểu đường, có thể dẫn tới suy thận. Vậy tại sao tiểu đường gây suy thận?
Nồng độ glucose trong máu cao hơn có thể khiến mảng bám tích tụ trong động mạch, khiến máu lưu thông kém hiệu quả khi đến các khu vực như mắt, chân, bàn chân và thận. Sự tích tụ mảng bám hoặc xơ cứng động mạch này được gọi là xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này đi kèm với rối loạn về lipid hay mỡ máu cũng góp phần làm tăng các vấn đề về bệnh tim mạch và bệnh thận.
Lượng đường trong máu cao có thể gây ra những thay đổi hóa học hoặc tạo ra các chất oxy hóa, lâu ngày làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. Đồng thời, mức đường huyết cao có thể khiến các mạch máu này bị thu hẹp và tắc nghẽn, tạo sự chênh lệch về áp lực thẩm thấu liên tục làm cho chức năng thận suy giảm.
Ở người bệnh tiểu đường, việc truyền tín hiệu thần kinh cũng sẽ bị cản trở do làm hỏng các mạch máu nuôi dưỡng mang oxy và chất dinh dưỡng đến dây thần kinh. Bàng quang do sự ảnh hưởng từ các dây thần kinh cũng bị giảm kích thích khiến cho nước tiểu ứ đọng, gây nhiễm trùng tiểu khi diễn ra lâu ngày. Đôi khi vi khuẩn cũng có thể di chuyển ngược lên và làm tổn thương thận, dẫn tới suy thận.
Trong giai đoạn sớm của bệnh thận tiểu đường, bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào. Microalbumin niệu dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo sớm nhất. Cuối cùng tăng huyết áp và một số mức độ phù nề ở vùng thấp phát sinh ở hầu hết các bệnh nhân không được điều trị. Trong giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm:
Bệnh thận do tiểu đường gây phù chân, tay
Bản thân bệnh lý tiểu đường type 1 và 2 đã là yếu tố nguy cơ của bệnh thận tiểu đường. Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm gia tăng xuất hiện bệnh lý thận tiểu đường, bao gồm:
Biến chứng của bệnh thận tiểu đường có thể tiến triển qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, bao gồm:
Người bệnh có thể bị rối loại cương dương do biến chứng gây ra
Để giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận do tiểu đường, cần:
- Hạn chế các thực phẩm giàu tinh bột (cơm, bún, miến, khoai, ngô, sắn…) và nhiều đường (bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, nước ép trái cây…)
- Tăng cường rau xanh và trái cây ít ngọt.
- Ăn nhạt, cắt giảm các loại thức ăn chứa nhiều muối như: đồ chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích, snack), các loại củ quả muối (dưa cà muối, kim chi), các loại gia vị (nước mắm, nước tương, sốt BBQ)
- Kiểm soát chất đạm trong thực đơn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ
- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh, tránh thừa cân.
- Hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
- Tập luyện thể thao thường xuyên với các bộ môn vừa sức như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga…
Ngoài các dấu hiệu, triệu chứng và tiền sử bản thân, gia đình, có thể sử dụng một số kiểm tra sau:
Xét nghiệm nước tiểu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh thận do tiểu đường
Nguyên tắc điều trị:
Điều trị bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối:
Bệnh thận đái tháo đường rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Nếu đã bị bệnh thận đái tháo đường thì cần phải có kế hoạch điều trị tích cực cũng như chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để ngăn ngừa biến chứng thận nặng lên và hạn chế nguy cơ suy thận nặng phải điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hoặc ghép thận.
Theo SKĐS
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Viêm đại tràng mãn tính: Nguyên nhân và cách điều trị
Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Viêm khớp dạng thấp và các biến chứng nguy hiểm
Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và diều trị gai cột sống
Bài thuốc chữa mất ngủ bằng đậu xanh an toàn, hiệu quả
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout
Các bệnh thường gặp ở gan
Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột