Giảm sốc thiết vị bếp
Có mấy loại tiểu đường? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tiểu đường
02-10-2024 09:36:24 | Bệnh Tiểu Đường

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến từ lâu trên thế giới. Bệnh tiểu đường (tiểu đường) là nhóm bệnh lý nội khoa chuyển hóa khá thường gặp. Người bệnh tiểu đường thường cảm giác cực kỳ khát, đi tiểu nhiều, sụt cân, cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt tiểu đường còn là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (Diabetes hay còn gọi là bệnh tiểu đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Khi đó, lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân chính là do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Chỉ số glucose lớn hơn hoặc bằng 140mg/dL bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường 

Tiểu đường được chia làm 3 loại cơ bản bao gồm: Tiểu đường tuýp 1 (phụ thuộc insulin), tiểu đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin), tiểu đường tuýp 3 (hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ). Và còn các loại tiểu đường do các nguyên nhân khác như: tiểu đường đơn gen, do dùng thuốc, do các bệnh lý nội khoa,..

2. Phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được phân ra ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

2.1. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1, là chứng rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào tuyến tụy là nơi sản xuất insulin thay vì các yếu tố bên ngoài. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt insulin và tăng lượng đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, các triệu chứng sẽ xuất hiện rất sớm và ở độ tuổi khá trẻ, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, bạn có thể có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nếu:

  • Mẹ hoặc anh chị em bị bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Tiếp xúc với một số virus gây bệnh.
  • Sự hiện diện của kháng thể bệnh tiểu đường.
  • Thiếu vitamin D, sớm sử dụng sữa bò hoặc sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò, và ăn các loại ngũ cốc trước 4 tháng tuổi. Mặc dù chúng không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng cũng góp phần làm tăng tỉ lệ mắc bệnh.

2.2. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 

Đây còn gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), là loại tiểu đường phổ biến nhất, chiếm 90% đến 95% tổng số bệnh nhân. Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao ở người trẻ tuổi nên hiện nay độ tuổi mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ. Các loại khác của bệnh Tiểu đường thai kỳ là một loại tiểu đường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Bệnh này có thể gây ra các vấn đề cho cả bà mẹ và trẻ sơ sinh nếu không được theo dõi kĩ càng. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự hết sau khi sinh con. Các loại tiểu đường khác thì ít gặp hơn, nguyên nhân có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hoặc khi mắc các bệnh khác. Đái tháo nhạt, mặc dù có tên gần giống với các loại trên, là một trường hợp bệnh khác gây ra do thận mất khả năng trữ nước. Tình trạng này là rất hiếm và có thể điều trị được.

2.3. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 10% phụ nữ mang thai mỗi năm.

Có hai loại tiểu đường thai kỳ, bao gồm: tiểu đường thai kỳ type 1 và tiểu đường thai kỳ type 2. Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ type 1 có thể kiểm soát bệnh thông qua chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Thai phụ mắc tiểu đường type 2 cần dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh.

Đái tháo đường ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi với những biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi bạn sinh con. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường?

Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt là não bộ. Glucose được cung cấp vào cơ thể chủ yếu thông qua nguồn thực phẩm bạn ăn mỗi ngày và được dự trữ ở gan. Để glucose trong máu được hấp thụ nuôi các tế bào thì phải cần đến “vật dẫn” là hoocmon hỗ trợ từ tuyến tụy – insulin. 

Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

Ở tiểu đường tuýp 1, insulin vì một lý do nào đó mà số lượng sản xuất ít hoặc các tế bào tuyến tụy không thể sản xuất insulin. Sự thiếu hụt insulin dẫn đến việc glucose trong máu không được hấp thụ, từ đó xảy ra dư thừa, gây nên bệnh tiểu đường. 

Về tiểu đường tuýp 2, vấn đề này nằm ở các tế bào hấp thụ glucose. Các tế bào này tự phát sinh đề kháng với insulin, điều này khiến glucose không được hấp thụ vào tế bào. Làm tăng lượng đường huyết trong máu dẫn đến tiểu đường. 

Tương tự, ở tiểu đường thai kỳ, nhau thai tạo ra các kích thích tố. Các kích thích tố này khiến các tế bào đề kháng lại với insulin. 

4. Những đối tượng có nguy cơ dễ bị mắc bệnh tiểu đường 

Bệnh tiểu đường có thể tìm đến bất kỳ lứa tuổi, giới tính nào và ở cả người gầy, tùy thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường. Những đối tượng được cho là có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn cả là:  

  • Những người cha, mẹ anh chị em ruột mắc bệnh tiểu đường thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Những người ít vận động, thừa cân béo phì hoặc có những tình trạng bệnh lý kèm theo như: tăng huyết áp.
  • Những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, không hoạt động thể chất thường xuyên.
  • Những người có tiền sử rối loạn đường máu lúc đói, rối loạn dung nạp đường, hoặc huyết áp cao (> 140/90mmHg ở người lớn), hoặc mỡ máu (Lipid máu) bất thường. 
  • Những phụ nữ trước đó có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc có hội chứng buồng trứng đa năng là những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngày nay, bệnh tiểu đường có tỉ lệ gia tăng ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống kém lành mạnh, nạp quá nhiều đường và chất béo, không bổ sung đầy đủ chất xơ, hạn chế vận động. Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phát hiện sớm để có thể can thiệp điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu.

5. Triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì?

Các triệu chứng tiểu đường ở giai đoạn đầu có thể không xuất hiện hoặc chỉ có một vài triệu chứng không rõ ràng. Một số người không phát hiện ra đến khi bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Các triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường là: 

  • Tiểu nhiều và lượng nước tiểu tăng cao: Người bình thường đi tiểu từ 4-7 lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh tiểu đường có thể đi tiểu nhiều hơn làm mất nước trong cơ thể kéo theo biểu hiện khát nước liên tục gây nên hiện tượng khô môi, da ngứa ngáy,..
  • Đói liên tục, mệt mỏi thường xuyên và cơ thể thường yếu kém, suy nhược.
  • Sụt cân liên tục: Ăn nhiều, uống nhiều nhưng lại gầy sút cân nhanh. 
  • Tầm nhìn giảm sút: Thị lực của bạn không còn rõ như trước, hình ảnh mờ nhạt dần, nhòe không rõ. 
  • Vết thương ngoài da khó lành, đôi khi hoại tử nhiễm trùng. 
  • Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng nấm men ở những vùng da có nếp gấp và ẩm ướt như kẽ ngón tay, chân hoặc gần bên trong cơ quan sinh dục. 
  • Nam giới có thể bị giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương.
  • Nữ giới có thể bị nhiễm trùng tiết niệu, viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.

Bệnh tiểu đường là bệnh nghiêm trọng, nhưng bạn có thể kiểm soát bệnh. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh tiểu đường: cần chọn thức ăn lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, hoạt động nhiều hơn mỗi ngày và dùng thuốc điều dặn, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết tham khảo nguồn: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo