Giảm sốc thiết vị bếp
Hiện tượng đau đầu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì
18-01-2024 09:44:51 | Thiểu năng tuần hoàn não

Đau đầu buồn nôn mệt mỏi là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, tuy nhiên nếu không chú ý thì rất có thể đứng sau những triệu chứng ấy lại là một căn bệnh nguy hiểm. Vậy hiện tượng nhức đầu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì mời quý vị đọc bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân đau đầu buồn nôn mệt mỏi

Trước khi tìm hiểu rõ về hiện tượng nhức đầu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì thì trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu triệu chứng nhức đầu buồn nôn mệt mỏi xuất phát từ đâu để có biện pháp phòng ngừa. Các chuyên gia về khoa thần kinh đã tóm lược một số nguyên nhân như sau:

1.1. Đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu Mirgaine, đây là một trong những căn bệnh thường gặp ở nhiều người. Triệu chứng của những người khi mắc phải căn bệnh này thường là cơ thể mệt mỏi, đau đầu và thậm chí là buồn nôn. Một số khác còn có dấu hiệu nhạy cảm với ánh sáng hoặc tiếng động mạnh. Vì thế nếu cơ thể bạn tự dưng cảm thấy đau đầu buồn nôn mệt mỏi thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh đau nửa đầu.

Trước khi tìm hiểu rõ về hiện tượng nhức đầu buồn nôn mệt mỏi là bệnh gì thì trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu triệu chứng nhức đầu buồn nôn mệt mỏi xuất phát từ đâu để có biện pháp phòng ngừa. Các chuyên gia về khoa

1.2. Thiếu máu não

Khi lưu lượng máu dẫn lên não không đủ thì sẽ xảy ra một loạt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và mệt mỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não như bị thoái hóa đốt sống cổ, do cục máu đông hoặc gối đầu quá cao… Thiếu máu não nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như đột quỵ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng dến cuộc sống sinh hoạt.

1.3. Bị cảm lạnh

Ngoài hai căn bệnh trên thì một nguyên nhân khác cũng khiến cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng đau đầu buồn nôn mệt mỏi đó là bạn bị cảm lạnh. Cảm lạnh là khi cơ thể bạn không mặc đủ khiến cơ thể bị trúng gió gây ra hiện tượng sốt, nhức đầu chóng mặt và buồn nôn khiến cơ thể mệt mỏi. Sau khi bạn hết cảm thì những triệu chứng nhức đầu buồn nôn mệt mỏi cũng chấm dứt nên với trường hợp này thì bạn không cần quá lo lắng.

1.4. Bị say tàu xe

Say tàu xe là một hiện tượng bình thường của cơ thể khi bạn không thích nghi được với chuyển động của xe, môi trường xung quanh bị thay đổi đột ngột khiến gây ức chế hệ thần kinh gây ra hiện tượng chóng mặt và đau đầu dẫn tới hiện tượng buồn nôn, cơ thể suy kiệt. Để tránh hiện tượng này thì bạn có thể sử dụng thuốc chống say xe hoặc sử dụng miếng dán chông say xe lên bên hai thái dương và cổ. Việc này sẽ giúp cho tình trạng của bạn khá lên nhiều.

1.5. Thay đổi thời tiết

Người có sức đề kháng kém chỉ cần thay đổi thời tiết, đặc biệt là giao mùa cũng rất dễ cảm cúm gây ra các triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau đầu chóng mặt. Thậm chí còn khiến bệnh nặng hơn như viêm phế quản, viêm phổi.

1.6. Do tác dụng phụ của thuốc

Trong khi đang dùng thuốc điều trị có thể xảy ra hiện tượng nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc.

1.7. Ốm nghén ở phụ nữ mang thai

Khi mang thai, phụ nữ có nhiều sự thay đổi nội tiết tố gây tình trạng chóng mặt, mệt mỏi. Đây là hiện tượng thường xảy ra trong những tháng đầu của thai kỳ và sẽ cải thiện nếu người mẹ có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học.

2. Triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn

Khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn, bạn sẽ có cảm giác đau hoặc áp lực ở một hoặc cả hai bên của đầu, trán, sau gáy, hoặc ở vùng sau mắt. Cơn đau đầu có thể diễn ra trong vài phút rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Đi kèm với cơn đau đầu đó chính là tình trạng chóng mặt. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác mất thăng bằng, cảm thấy bản thân đang xoay vòng hoặc mất định hướng. Chóng mặt có thể kèm theo cảm giác như đang “lơ lửng” hoặc “mặt đất đang di chuyển”. Và ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy muốn nôn mửa, khó chịu ở dạ dày, bụng hơi ê hoặc đau nhẹ.

Bên cạnh triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn, nhiều người còn cảm thấy hoa mắt, mệt mỏi, kiệt sức, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn… Thậm chí bạn có thể ngất xỉu hay hôn mê.

Đau đầu vùng trán, nhất là vùng 2 thái dương đến đầu chân mày là triệu chứng thường gặp

3. Khi nào nhức đầu buồn nôn cần đến bệnh viện?

Trong đa phần các trường hợp đau đầu buồn nôn từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi nhưng các trường hợp kéo dài có thể là dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị khi rơi vào các trường hợp sau:

  • Nói lắp
  • Nhầm lẫn
  • Chóng mặt
  • Cứng cổ và sốt
  • Nôn hơn 24 giờ
  • Không đi tiểu được trong 8 tiếng hoặc hơn
  • Mất ý thức.

4. Nhức đầu buồn nôn nên làm gì?

Sau khi được thăm khám và chẩn đoán, bệnh nhân cần tham khảo các phương pháp điều trị do bác sĩ tư vấn và chỉ định như sau:

4.1. Dùng thuốc điều trị triệu chứng

  • Meclozine 25mg có thể làm giảm các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn dùng khi bị say tàu xe.
  • Metoclopramide HCL: Thường dành người bị đau đầu chóng mặt và có triệu chứng buồn nôn, nôn.
  • Acetyl- DL- leucine: Có tác dụng với người chóng mặt bởi bất kỳ nguyên nhân nào. Tuy nhiên thuốc không dùng cho phụ nữ có thai hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Flunarizine: Thường sử dụng trong các trường hợp nhức đầu Migraine và có dấu hiệu chóng mặt do nguyên nhân khác. Không áp dụng cho bệnh nhân bị Parkinson, người trầm cảm, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Thuốc giãn mạch.

4.2. Điều trị căn nguyên, thay đổi lối sống:

  • Không dùng chất kích thích, ma tuý và rượu bia.
  • Nếu nguyên nhân chóng mặt, đau đầu buồn nôn kéo dài là do Zona thì cần điều trị bằng thuốc kháng virus theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng thuốc kháng sinh nếu viêm tai giữa là nguyên nhân dẫn tới đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
  • Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật loại bỏ khối y nếu u vùng đầu gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Kiểm tra, đo huyết áp thường xuyên. Nếu có biểu hiện tăng huyết áp thì cần điều trị sớm.
  • Phối hợp điều trị phục hồi chức năng: áp dụng cho bệnh nhân bị chóng mặt tư thế hoặc do viêm dây thần kinh tiền đình.
  • Tăng cường ăn hoa quả, rau tươi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, không làm việc căng thẳng quá sức, duy trì cân nặng ở mức hợp lý và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao.

5. Cách phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn chóng mặt

Làm sao để phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn chóng mặt? Theo đó, bạn có thể áp dụng một số bí quyết sau:

Duy trì chế độ ăn uống cân đối

Ăn đủ thức ăn có chất dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm có nhiều đường và dầu. Đặc biệt, cần đảm bảo uống đủ nước hàng ngày để duy trì cân bằng nước trong cơ thể.

Điều chỉnh thói quen ăn uống

Một bí quyết để giúp bạn phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn chóng mặt chính là điều chỉnh thói quen ăn uống của mình. Cần hạn chế việc ăn thức ăn nhanh, thức ăn khó tiêu sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó, nên lưu ý hạn chế thức ăn và đồ uống chứa cafein (cà phê, nước ngọt có cafein) và thức ăn chứa chất tạo mùi vị như hương liệu tổng hợp. Bạn cũng không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều muối.

Giữ thời gian ngủ đều đặn

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng sẽ giúp bạn hạn chế được những cơn đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Bạn nên duy trì thời gian ngủ đều đặn hàng ngày, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc để giúp cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo sức khỏe.

Ngủ đủ giấc giúp hạn chế các cơ đau đầu chóng mặt buồn nôn

Tập thể dục

Vận động thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng. Hãy thả lỏng cơ thể bằng cách tập yoga, đi bộ hoặc thực hiện bài tập đơn giản hàng ngày. Không chỉ giúp phòng ngừa đau đầu chóng mặt buồn nôn mà tập thể dục còn giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và nhiều bệnh lý khác.

Tránh căng thẳng và stress

Để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng chóng mặt đau đầu buồn nôn, bạn cần học cách quản lý căng thẳng bằng cách thiền, tham gia các hoạt động giải trí như nghe nhạc, xem phim, đọc sách,… hay bất cứ hoạt động nào mà bạn yêu thích.

Điều chỉnh môi trường làm việc và sinh hoạt

Đảm bảo môi trường làm việc, sinh hoạt không có nhiều ánh sáng quá chói hoặc thiếu ánh sáng, điều chỉnh góc nhìn và vị trí làm việc để tránh căng mắt cũng sẽ là bí quyết để bạn tránh được những cơn đau đầu kèm theo chóng mặt, buồn nôn.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe sẽ giúp sớm phát hiện những nguyên nhân bệnh lý (nếu có) gây nên các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt. Bác sĩ sẽ tư vấn, chỉ định điều trị dựa theo tình hình sức khỏe của bạn.

Tránh mùi hương mạnh và hóa chất

Tránh tiếp xúc với mùi hương mạnh, hóa chất và thuốc lá, vì các yếu tố này có thể kích thích và gây ra triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, đau đầu

Tóm lại, đau đầu buồn nôn kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Vì vậy để được chẩn đoán căn nguyên và điều trị dứt điểm tốt nhất người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm ra giải pháp đúng đắn.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo