Giảm sốc thiết vị bếp
Top 7 căn bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam
25-04-2023 12:08:01 | Bệnh xương, khớp

Bệnh xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở người ở độ tuổi khoảng 45 trở lên. Tuổi tác, thay đổi nội tiết tố, khiêng vác nặng, sai tư thế là những nguyên nhân gây bệnh lý xương khớp thường gặp. Dưới đây là top 7 bệnh xương khớp phổ biến ở người Việt Nam.

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, có phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp chủ yếu do tuổi cao, bên cạnh đó còn có các yếu tố thuận lợi như: di truyền, tình trạng béo phì, có các vi chấn thương xảy ra thường xuyên ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc có tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao...

1.1 Triệu chứng của thoái hóa khớp

  • Đau nhức quanh khớp: ở những vùng xung quanh khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ, lúc đầu người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi là cơn đau sẽ giảm nhưng khi bệnh trở nặng thì cơn đau kéo dài và đau dữ dội hơn.
  • Cứng khớp: Cứng khớp buổi sáng là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hóa khớp. Biểu hiện rõ nhất khi bệnh nhân ngủ dậy, khó cử động các khớp bị thoái hóa, đau, sau khoảng 30 phút mới có thể bình thường trở lại.
  • Khớp bị biến dạng: có thể vùng khớp thoái hóa sẽ bị sưng to lên hoặc các cơ sẽ bị teo nhỏ lại.
  • Hạn chế các hoạt động: các hoạt động trong đời sống hàng ngày bị hạn chế như cúi đầu sát đất, quay cổ ra sau.

1.2. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp

  • Điều trị không dùng thuốc: bệnh nhân được hướng dẫn giảm cân nếu bị thừa cân, hướng dẫn phương pháp tập luyện chống thoái hóa khớp gối hiệu quả; điều trị vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế xấu và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp, điều trị các đau gân và cơ kết hợp, tránh cho khớp gối tổn thương không bị quá tải.
  • Điều trị dùng thuốc: thuốc chống viêm giảm đau (đường uống, bôi tại chỗ, tiêm vào trong khớp gối), các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate, Diacerein, piascledine...).
  • Điều trị phẫu thuật: Điều trị dưới nội soi khớp (Cắt lọc, bào, rửa khớp), khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể.

2.1. Triệu chứng bệnh Viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp phần lớn là đau khớp và xơ cứng khớp, nặng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ngồi bất động trong khoảng thời gian dài. Tình trạng xơ cứng khớp thường đỡ hơn sau khi cử động nhiều lần. Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và nhanh hết.

Những triệu chứng khác bao gồm: bỏng hoặc ngứa mắt, mệt mỏi, nổi nhọt ở chân, chán ăn, ngứa ran và tê, nhịp thở ngắn, nốt sần da, yếu và sốt cao. Khớp có thể bị đỏ, sưng tấy, nóng, mềm và biến dạng khớp.

2.2. Các biện pháp điều trị bệnh Viêm khớp dạng thấp

Chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giúp duy trì cuộc sống bình thường. Nhưng các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sự thuyên giảm các triệu chứng có nhiều khả năng khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs).

  • Dùng thuốc

Các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bạn và thời gian bạn bị viêm khớp dạng thấp như các nhóm thuốc NSAID, Steroid, Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs),và Thuốc sinh học. 

  • Phẫu thuật

Nếu thuốc không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp. Nó cũng có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng.

3. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh thường gặp ở người làm việc nặng nhọc

3.1. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh bao gồm trọng lượng cơ thể (khi cân nặng cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống sẽ càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng) và tác động bởi nghề nghiệp (người lao động chân tay, thường xuyên khuân vác nặng, sai tư thế sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh).

Tùy vào vị trí thoát vị ở cột sống cổ hoặc thắt lưng mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, trong đó đau lưng và tê bì tay chân là hai triệu chứng điển hình nhất.

Vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân. Đi kèm đó, người bệnh sẽ gặp tình trạng tê tay chân, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.

3.2. Phương pháp điều trị

Có hai phương pháp chữa bệnh chủ yếu điều trị là bảo tồn và phẫu thuật. Tùy theo tình trạng bệnh lý, cũng như mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động lao động, sinh hoạt và mong muốn của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. (4)

  • Trường hợp đĩa đệm di lệch chưa gây chèn ép rễ thần kinh, người bệnh chỉ cần dùng thuốc và tập vật lý trị liệu.
  • Trường hợp đã điều trị nội khoa tích cực mà bệnh lý không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tiến triển nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

3.2.1. Dùng thuốc

Một số loại thuốc dùng trong cải thiện triệu chứng lệch đĩa đệm là thuốc giảm đau acetaminophen, thuốc chống viêm non steroid hoặc corticosteroid, giãn cơ, chống đau thần kinh… Cần lưu ý rằng những loại thuốc này nếu lạm dụng có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn là chóng mặt, buồn nôn, dị ứng, nguy hiểm hơn có thể gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận, loãng xương… do đó người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ.

3.2.2. Vật lý trị liệu

Song song quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp cùng tập vật lý trị liệu để khắc phục các cơn đau, cũng như hạn chế sự chèn ép các dây thần kinh do sai tư thế trong lao động, sinh hoạt dưới sự trợ giúp của các chuyên viên và kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Khuyến cáo người bệnh không tự lý tập luyện để tránh việc tập luyện sai cách, khiến những tổn thương cột sống trở nên trầm trọng hơn.

3.2.3. Phẫu thuật

Hiện nay các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gồm mổ hở, mổ nội soi, tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain… Tuy nhiên, hạn chế của những phương pháp này vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, dị ứng với men tiêu nhân nhầy, liệt dây thần kinh, hoặc nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.

4. Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là tình trạng phát triển thêm của xương trên thân đốt, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp do đĩa sụn và xương bị thoái hóa, mặt xương khớp nhọn và gai mọc ra và chèn ép lên dây thần kinh gây ra đau.

Phần lớn bệnh nhân thường không cảm thấy bất cứ triệu chứng gì trong thời gian đầu. Tuy nhiên khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện.

Một số triệu chứng của gai cột sống là:

  • Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
  • Trường hợp nặng thì đau tê ở cổ lan qua hai tay, cảm giác đau ở lưng, dọc xuống hai chân.
  • Đau tăng lên khi đi lại hay vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.

Khi bệnh bắt đầu trở nặng, gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì những cơn đau mới dần xuất hiện

5. Đau thần kinh tọa

5.1. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là cụm từ mô tả tình trạng đau lan từ mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Các nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa gồm có:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, khối lồi ra của đĩa đệm làm đè ép vào dây thần kinh tọa gây đau.
  • Thoái hoá cột sống thắt lưng: Thoái hoá gây ra gai xương xâm lấn vào lỗ liên đốt cột sống, là nơi dây thần kinh tọa thoát ra khỏi cột sống, gai xương đủ lớn sẽ tác động tới dây thần kinh tọa mà gây đau. Đôi khi thoái hoá làm hẹp ống sống cũng là nguyên nhân gây đau.
  • Trượt đốt sống: Khi trượt đốt sống sẽ làm hẹp lỗ liên đốt cột sống gây tác động vào thần kinh tọa gây đau.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa còn do chấn thương, viêm...

5.2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

  • Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh có biểu hiện đặc trưng gồm:
  • Đau dai dẳng: Cơn đau dây thần kinh toạ dai dẳng kéo dài từ vùng thắt lưng, lan đến phần thấp của cột sống, xuống mông, đùi, bắp chân, cẳng chân, thậm chí là bàn chân, ngón chân;
  • Tính chất của đau dây thần kinh tọa là cơn đau lan toả, nặng nề, dữ dội. Cơn đau tăng thêm khi lao động nặng, ...;
  • Bạn có thể không thể đi, đứng với tư thế nhót gót hoặc đứng bằng gót chân;

Nếu không được can thiệp, đau dây thần kinh toạ có thể làm ảnh hưởng đến các chức năng vận động của cơ thể, sinh hoạt của người bệnh, các cơn đau mãn tính kéo dài. Thậm chí nhiều người rơi vào lo âu, trầm cảm vì các cơn đau dây thần kinh tọa... Do đó, bạn không nên chủ quan với căn bệnh đau dây thần kinh tọa này.

6. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống bắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Trong hệ thống cột sống có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa và tùy thuộc vào từng vị trí mà có những triệu chứng thoái hóa cột sống khác nhau:

  • Thoái hóa cột sống cổ: bệnh nhân bị thoái hóa vùng cổ sẽ có những triệu chứng như đau ê ẩm vùng cổ (vùng sau gáy), đau nhức sang vùng bả vai, có thể lan sang cánh tay. Thậm chí, những người bị nặng có thể bị tê bì xuống đốt ngón tay hoặc đau lan lên đỉnh đầu, ù tai, tức hốc mắt...
  • Thoái hóa cột sống lưng: biểu hiện thường gặp là đau nhức thường xuyên vùng thắt lưng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị tê bì dọc từ mông xuống chân, thậm chí còn đau nhức cả bàn chân.
  • Thoái hóa cột sống ngang ngực: ít gặp hơn 2 trường hợp trên, bệnh nhân thường có biểu hiện đau ngang lưng, đau kéo ra trước ngực, thậm chí gây tức ngực khó thở.

7. Loãng xương

Loãng xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương

Loãng xương là một tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương làm giảm sức mạnh của xương dẫn đến làm tăng nguy cơ gãy xương. Sức mạnh của xương được phản ánh thông qua hai yếu tố: khối lượng xương và chất lượng xương. Nguyên nhân gây loãng xương có thể là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc... Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 - 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 - 10 năm sau khi mãn kinh.

Bệnh xương khớp là một trong các bệnh phổ biến của người Việt Nam và gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống người bệnh, nhất là người trong độ tuổi trung niên, người già, người có sức đề kháng kém. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh xương khớp đều có thể phát hiện và đoán từ rất sớm, vì thế việc thăm khám sức khỏe định kỳ là việc làm rất cần thiết.

Để đặt hàng, quý khách vui lòng đặt trực tiếp TẠI ĐÂY. Hãy bảo vệ răng miệng theo cách của bạn.

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo