Thoái hoá cột sống cổ là căn bệnh ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện tại. Việc chủ quan và không điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng đến vùng đốt sống cổ như hạn chế vận động, thoát vị đĩa đệm, rối loạn tiề đình,…
Thoái hoá đốt sống cổ là quá trình thoái hoá của các đĩa đệm đốt sống, tổ chức sụn, các tế bào tổ chức tại đốt sống. Thoái hoá đốt sống cổ sẽ gây các hiện tượng đặc xương dưới sụn, gai xương, hẹp khe khớp và viêm các tổ chức xung quanh. Chính các hiện tượng trên làm xuất hiện triệu chứng đau, hạn chế vận động đốt sống cổ.
Thoái hoá đốt sống cổ là hậu quả của quá trình lão hoá mang tính chất quy luật của tự nhiên khi con người đến một độ tuổi nhất định (thường từ 45 tuổi). Tuy nhiên, với cuộc sống hiện tại quá trình lão hoá không chỉ phụ thuộc vào tuổi tác, mà còn do nhiều nguyên nhân khác như làm việc sai tư thế, thói quen sinh hoạt không khoa học, ăn uống thiếu chất.
Theo góc nhìn Đông y, thoái hoá cột sống cổ thuộc vào chứng tý. Nguyên nhân chủ yếu do khí huyết bất túc (dinh dưỡng không đầy đủ), nội thương (bệnh lâu ngày ảnh hưởng xương tủy), chấn thương.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy cơ gây rối loạn tiền đình
Thoái hóa đốt sống cổ có các biểu hiện như sau:
Ngoài ra, khi chụp X-quang thấy hình ảnh hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, gai đốt sống cổ. Xét nghiệm máu không có bất thường.
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng bấm huyệt
Thoái hóa cột sống cổ có thể dẫn đến bại liệt nửa người
Nguyên tắc điều trị thoái hóa đốt sống cổ, khi còn ở mức độ nhẹ, cần nghỉ ngơi, thư giãn, kết hợp vật lý trị liệu pháp an toàn (tránh vật lý trị liệu thô bạo làm cho bệnh thêm nặng). Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau, giãn cơ (uống, dán, thoa ngoài da), thuốc tăng cường thần kinh hoặc vitamin nhóm B hoặc châm cứu giảm đau (với bác sĩ có kinh nghiệm). Việc điều trị bằng phương pháp gì, thuốc gì cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa khớp, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị. Không nên vặn, lắc, xoay cổ khi đốt sống cổ đã bị thoái hóa, đặc biệt là khi đã bị thoát vị đĩa đệm. Cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải, thật thoải mái (không cao, không thấp quá. mềm mại). Khi ngủ nên có thay đổi tư thế và thỉnh thoảng chuyển mình để cho máu được lưu thông.
Trong cuộc sống hàng ngày tránh lao động nặng quá mức cần thiết, hạn chế đứng, ngồi quá lâu (giữa giờ nên có giải lao để vận động cơ thể). Khi nghi ngờ hoặc có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để có hướng khắc phục và chữa trị kịp thời không nên chủ quan tránh để biến chứng xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, lao động, sức khỏe và tuổi thọ.
Nên có chế độ ăn giàu canxi (tôm, cua, ốc, uống sữa có can xi…) để tránh loãng xương, tránh thoái hóa khớp và nên ăn nhiều rau, trái cây để bồi phụ các loại vi chất cần thiết, trong đó có các vitamin nhóm B. Nên vận động cơ thể nhẹ nhàng, đều đặn, đúng phương pháp để lưu thông khí huyết.
Bài viết tham khảo nguồn: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và các biến chứng nguy hiểm
Phân biệt bệnh Viêm khớp dạng thấp và Gout
Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và các phương pháp điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán