Khi người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống sẽ trượt ra khỏi vị trí ban đầu, gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến cảm giác tê và đau. Nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này là gì sẽ được giải đáp thông qua bài viết sau.
Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các rễ thần kinh, gây ra các triệu chứng tê bì và đau nhức.
Tình trạng này thường xuất phát từ chấn thương hoặc do quá trình thoái hóa, nứt, rách của đĩa đệm và có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống. Trên thực tế, tình trạng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.
Đĩa đệm bị tổn thương làm vòng xơ mòn rách, nhân nhầy thoát ra dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân chính gây bệnh mà một người có thể gặp phải bao gồm:
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:
Một số triệu chứng điển hình của thoát vị đĩa đệm bao gồm:
Thoát vị đĩa đệm phần lớn gây lên đay lưng, cổ vai gáy
Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhưng không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi gặp các dấu hiệu sau, bệnh nhân cần đến bệnh viện và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức:
4. Đối tượng nguy cơ bệnh
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ căng cứng vùng lưng của bệnh nhân bằng cách yêu cầu bệnh nhân nằm xuống và thực hiện các động tác di chuyển chân theo nhiều tư thế khác nhau để xác định nguyên nhân gây đau.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện các thử nghiệm về chức năng thần kinh để đánh giá mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại và khả năng cảm nhận kích thích.
Thông thường, quá trình khám lâm sàng kết hợp với thu thập thông tin tiền sử sẽ giúp bác sĩ kết luận về tình trạng bệnh.
Để tìm hiểu các nguyên nhân khác hoặc xác định rõ vùng bị tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành các xét nghiệm bổ sung sau:
Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề:
Hiện nay, có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm, theo đó mỗi phương pháp đều có điểm nổi bật và hạn chế riêng.
Một số bài tập phù hợp rất có ích trong việc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm. Luyện tập vừa phải giúp người bệnh giảm áp lực lên cột sống, nhờ vậy giảm các cơn đau, tăng sự dẻo dai cho xương khớp, đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh.
Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm nói chung nên thực hiện động tác nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách. Tuyệt đối tránh những bộ môn như: tập gym, chơi golf, cầu lông, tennis, bóng đá, bóng rổ…; đồng thời hạn chế các động tác ngồi xổm, vận động mạnh hoặc chạy nhảy lên xuống.
Tùy vào mức độ tổn thương của từng người, để cải thiện các cơn đau và làm giảm hiện tượng căng cứng cơ khớp, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, chữa bệnh bằng thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, dễ tái phát. Nếu lạm dụng chỉ càng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, có thể gây hại cho dạ dày, gan và thận.
Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tiêm thuốc vào khoang ngoài màng cứng (nơi chứa các rễ thần kinh chạy từ tủy sống) với mục đích giảm đau, chống viêm nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tác động đến các dây thần kinh cột sống bằng cách loại bỏ các protein gây sưng, nhưng không làm cho đĩa đệm bị thoát vị trở về bình thường. Vì vậy nó không có hiệu quả chữa bệnh tận gốc.
Điều cần lưu ý tương tự như các thủ thuật khác, tiêm ngoài màng cứng có một số tác dụng phụ (như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt) và rủi ro tiềm ẩn (như nhiễm trùng, thủng màng cứng, tổn thương thần kinh hoặc biến chứng liên quan thuốc gây tê).
Các bài thuốc Đông y thường được bào chế từ các dược liệu tự nhiên nên nhiều người đánh giá là an toàn, lành tính. Tuy nhiên, việc sử dụng phải có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ, bởi nếu tự ý sử dụng có thể “rước họa vào thân”.
Không ít người vì nghe quảng cáo về các bài thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc, có thể chữa trị dứt điểm các bệnh xương khớp mà bất chấp mua về uống. Hậu quả là phải nhập viện điều trị vì men gan tăng, vàng da, vàng mắt, suy đa tạng kèm theo suy thận, thậm chí có trường hợp suýt ngừng tim.
Thông thường, những người bị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi dưỡng sức và kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu thì tình trạng sẽ bắt đầu cải thiện sau 4 đến 6 tuần. Do đó, việc khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm sẽ tùy vào tính chất tổn thương, vị trí, biến chứng cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh.
Một số trường hợp sau đây bệnh nhân nên được can thiệp phẫu thuật
Theo Y học Trung Hoa, châm cứu là phương pháp dùng một cây kim rất nhỏ và mỏng đi qua da, tác động đến huyệt đạo giúp khai thông dòng chảy của khí đang bị tắc nghẽn, từ đó cơ thể sẽ tự phục hồi và cân bằng. Còn dưới góc độ khoa học, châm cứu giúp kích thích cơ thể sản sinh ra Endorphin – một loại hormone giúp giảm đau. Vậy trong trường hợp cơn đau gây khó chịu, người bệnh áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu.
Thế nhưng cần lưu ý, châm cứu chỉ có tác dụng xoa dịu triệu chứng, chứ không thể chấm dứt sự sai lệch trong cấu trúc đốt sống và đĩa đệm, vấn đề chèn ép dây thần kinh vẫn tồn tại, tức là tình trạng bệnh vẫn có thể tái phát.
Trị liệu thần kinh cột sống được xem là phương pháp tối ưu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân tại Mỹ và châu Âu cảm thấy hiệu quả rõ rệt, cải thiện chất lượng cuộc sống sau điều trị. Các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng lực tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh.
Từ đó, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, thậm chí có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác mà không phải dùng đến thuốc. Đây cũng được đánh giá là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả.
Dùng máy kéo giãn cột sống trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Các phương pháp vật lý trị liệu
Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn tình trạng thoát vị đĩa đệm sau:
Nhìn chung, tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm trong cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, đồng thời gây chèn ép các rễ thần kinh gây ra các triệu chứng như tê bì và đau nhức.
Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và các biến chứng nguy hiểm
Phân biệt bệnh Viêm khớp dạng thấp và Gout
Thoái hóa đốt sống cổ và các biến chứng nguy hiểm
Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và các phương pháp điều trị
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán