Để cơ thể dễ dàng chuyển động, bên trong các khớp luôn có sụn bảo vệ kèm theo lớp dịch nhầy bôi trơn và chống sốc. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó khiến lượng dịch này tiết ra ít đi hoặc biến mất, việc vận động của con người trở nên khó khăn hơn do khô dịch khớp, không còn nhịp nhàng và linh hoạt. Khi co, duỗi, vươn tay, bước đi... các khớp phát ra những tiếng lạo xạo, lục cục kèm theo cơn đau nhức khó chịu. Tình trạng này được gọi là khô xương khớp.
Ngày nay bệnh nhân bị khô khớp này không hề hiếm gặp, thường phổ biến ở người cao tuổi, dân văn phòng, người lao động nặng, thừa cân, béo phì, người có lối sống không lành mạnh hay người có tiền sử bị chấn thương khớp.
Khô khớp gây tình trạng đau nhức ảnh hưởng tới khả năng vận động
Khô xương khớp dễ dẫn đến tình trạng đau nhức, tê cứng, khó chịu khi hoạt động, thường gặp nhất ở khớp gối nhưng cũng có thể gặp ở nhiều khớp khác như khớp khuỷu tay, khớp cổ, khớp vai...
Theo đánh giá của các chuyên gia, khô xương khớp không phải là triệu chứng nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng, về lâu dài khô xương khớp có thể sẽ phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe:
Khô khớp làm cho sụn khớp tổn thương
Bệnh khô khớp toàn thân có thể gây nên do một số yếu tố nguy cơ sau đây:
Khô khớp dẫn đến thoái hóa khớp
Tuổi cao, các khớp xương của người bệnh sẽ dần bị bào mòn dẫn đến rách bao sụn, biến dạng tổ chức sụn và gây tình trạng khô khớp. Triệu chứng của bệnh khô khớp giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ ràng, về lâu dài người bệnh để ý sẽ nhận ra một số dấu hiệu bất thường như sau:
Nếu người bệnh cảm nhận rõ những dấu hiệu này thì có thể tình trạng khô khớp đã diễn tiến sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ khô khớp, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng điều trị kịp thời, đảm bảo sự dẻo dai cho xương.
Tùy theo mức độ và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với mỗi người bệnh. Các phương pháp điều trị khô khớp đang được áp dụng phổ biến như:
Trong trường hợp khô khớp kèm đau nhức và viêm khớp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc giảm đau, giảm viêm, tăng tiết dịch nhờn để cải thiện tình trạng khô ở các khớp. Khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ, tránh tự ý tăng/giảm liều, thay đổi thuốc và kéo dài thời gian dùng thuốc.
Khi lạm dụng thuốc chống viêm trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ gồm đau dạ dày, trữ nước gây phù nề, rối loạn đường máu, ảnh hưởng đến chức năng của gan và thận. Khi lạm dụng thuốc và điều trị không đúng có thể dẫn đến cứng khớp, dính khớp, nặng hơn nữa là tàn phế. Tình trạng phụ thuộc thuốc chống viêm có khả năng dẫn tới làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh chuyển hóa khác.
Bác sĩ thường thực hiện tiêm chất nhờn Hyaluronic Acid vào khớp để cải thiện tình trạng khô khớp, giảm ma sát những đầu xương, từ đó giúp khớp trơn tru và giảm đau. Tuy vậy, loại chất nhờn này chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn. Người bệnh buộc phải tái thực hiện nhiều lần.
Ngoài ra, tiêm khớp cần có chỉ định và được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp có kinh nghiệm. Vì chỉ cần một sai sót nhỏ khi thực hiện cũng dễ gây nhiễm trùng khớp, thậm chí là dính khớp và teo cơ.
Những bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cho mỗi người bệnh dưới hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Bài tập giúp gia tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp. Khi cải thiện được chức năng vận động của xương khớp, việc điều tiết dịch trong khớp sẽ đều đặn hơn, nhờ đó giảm chứng khô khớp từ bên trong hiệu quả.
Vật lý trị liệu là một trong các cách điều trị bệnh khô khớp
Trường hợp tình trạng khô ở các khớp nghiêm trọng nhất là tổn thương khớp hoàn toàn, gần như không còn sụn khớp bao phủ bề mặt xương. Khi đó, những phương pháp điều trị nội khoa đã không còn hiệu quả. Để khôi phục hoạt động bình thường của sụn khớp, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thay khớp nhân tạo.
Khô khớp gây không ít phiền toái cho người bệnh, vì vậy việc phòng tránh luôn là vấn đề hàng đầu và được nhiều người quan tâm. Các biện pháp giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện tình trạng khô dịch khớp:
Tập thể dục thể thao hợp lý tốt cho quá trình tiết nhờn của khớp
Bệnh khô khớp gối có thể xảy ra bất kỳ ai, kể cả người trẻ tuổi. Vì vậy, không nên chủ quan phớt lờ những triệu chứng bất thường ở khớp gối. Tốt nhất, khi nhận thấy các dấu hiệu nghi ngờ khô dịch khớp gối, hãy thăm khám ngay; tránh để bệnh tiến triển nặng, gây ra nhiều khó khăn khi điều trị.
Theo SKĐS
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và các biến chứng nguy hiểm
Phân biệt bệnh Viêm khớp dạng thấp và Gout
Thoái hóa đốt sống cổ và các biến chứng nguy hiểm
Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và các phương pháp điều trị