Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mạn tính về xương khớp và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy nguyên nhân gây thoái hóa cột sống là gì? Làm sao để ngăn ngừa? Đọc bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp cải thiện nhé.
Thoái hóa cột sống là tình trạng hao mòn các sụn khớp và đầu xương đốt sống gây đau nhức và giảm chức năng cột sống. Bệnh lý mạn tính này có thể xảy ra cột sống cổ, lưng và ngực. Trong đó phổ biến nhất là thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa đốt sống lưng.
Khi cột sống bị thoái hóa gây ra tình trạng cứng khớp, tê bì ở vùng bị thoái hóa, từ đó, làm giảm khả năng vận động của người bệnh. Trước đây thoái hóa là bệnh người già nhưng hiện nay tỷ lệ người trên 35 tuổi bị thoái hóa ngày càng cao. Những người có nguy cơ cao bị thoái hóa là: người thừa cân, béo phì, người làm công việc ít vận động và người có tiền sử chấn thương về xương khớp.
Hai vị trí thường gặp thoái hóa nhất là cột sống lưng và cột sống cổ
Dưới đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa ở cột sống:
2.1 Lão hóa là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống hàng đầu
Khi cơ thể già đi thì các tế bào sụn trong cơ thể sẽ bị suy giảm chức năng tổng hợp các hoạt chất. Khi đó, các lớp sụn kém đàn hồi, các khớp xương kém linh hoạt xảy ra tình trạng thoái hóa, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Đặc biệt, ở độ tuổi từ 30 trở đi tốc độ lão hóa xảy ra nhanh, việc tập luyện thể thao và bổ sung dinh dưỡng cho xương chắc khỏe rất quan trọng đối với cơ thể.
2.2 Thói quen xấu là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Thói quen xấu trong sinh hoạt là lý do khiến tình trạng thoái hóa ngày càng tăng ở người trẻ tuổi. Dưới đây là những thói quen gây ra tình trạng thoái hóa:
– Không quan tâm đến cân nặng: Cân nặng quá tải sẽ gây áp lực lên cột sống khiến các khớp xương bị thoái hóa nhanh chóng.
– Vận động sai tư thế: Các tư thế đi đứng gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao, … là các yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.
– Ngồi lâu một tư thế, ít vận động
– Đi giày cao gót: Giày cao gót không tốt cho xương khớp. Chính vì vậy, phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa và bệnh nặng hơn so với nam giới. Đi giày cao gót thường xuyên có thể làm lệch trọng tâm cơ thể, gây áp lực lên các cơ, dây chằng và khớp. Dần dần, phụ nữ sẽ bị đau cổ chân, bàn chân, đau gối và thoái hóa đốt sống lưng.
– Bẻ khớp, vặn lưng: Nhiều người có thói quen bẻ các khớp và vặn lưng khi mỏi, đây là một thói quen không tốt cho xương khớp. Việc này có thể gây ra giãn dây chằng, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
– Luyện tập quá sức: Các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền, tennis, … Khi tập luyện với tần suất cao sẽ gây áp lực lên các khớp, ảnh hưởng đến cấu trúc xương và làm tăng nguy cơ thoái hóa.
Hỗ Trợ Kinh Doanh Hỗ Trợ Trực Tuyến BÀI VIẾT NỔI BẬT Mục Lục
Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm và các biến chứng nguy hiểm
Phân biệt bệnh Viêm khớp dạng thấp và Gout
Thoái hóa đốt sống cổ và các biến chứng nguy hiểm
Đau nhức xương khớp ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và các phương pháp điều trị