Giảm sốc thiết vị bếp
Triệu chứng viêm da dị ứng
21-04-2023 17:33:26 | Bệnh về da

Viêm da cơ địa dị ứng là bệnh ngoài da thường gặp, không gây nguy hiểm tới tính mạng, những trường hợp viêm nhiễm nặng dẫn tới nhiễm khuẩn da, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Do đó, nhận biết sớm các triệu chứng của viêm da cơ địa dị ứng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh.

1. Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da cơ địa dị ứng là một bệnh da mãn tính gây ra da khô, ngứa dữ dội và nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp nặng hơn, ngoài các dát đỏ trên da, có thể có mụn nước, rỉ dịch.

Viêm da cơ địa dị ứng kéo dài (mãn tính) và có xu hướng bùng phát thành từng đợt khi có điều kiện thuận lợi như khí hậu hanh khô, người bệnh thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất, xà phòng... Bệnh có thể đi kèm với hen suyễn hoặc mày đay hoặc viêm mũi dị ứng. Viêm da cơ địa dị ứng là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mặc dù người lớn cũng có thể bị viêm da cơ địa dị ứng.

2. Các loại viêm da dị ứng

Dựa theo đặc điểm bệnh, có thể phân loại viêm da dị ứng theo các nhóm như sau:

2.1. Viêm da dị ứng tiếp xúc

Xảy ra do phản ứng của hệ thống miễn dịch khi da tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng trong môi trường như kim loại, hóa chất, mỹ phẩm, nọc cắn của côn trùng… Bệnh thường thuyên giảm và khỏi hẳn sau 1-4 tuần.

Viêm da tiếp xúc ở mặt là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến

2.2. Viêm da dị ứng thời tiết

Liên quan tới sự thay đổi thời tiết. Do đó bệnh cũng thường phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa đông lúc không khí trở lạnh, hanh khô.

2.3. Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm

Là tình trạng ở thể nặng của viêm da dị ứng khi các mụn nước vỡ làm cửa cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể, khiến da sưng, ngứa, đỏ, đau rát nhiều. Nếu không điều trị đúng cách bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, hoại tử da…

2.4. Viêm da dị ứng cơ địa

Loại viêm da này thường gặp ở người có gien dị ứng hoặc cơ địa dị ứng. Viêm da dị ứng cơ địa khó kiểm soát hoàn toàn được bệnh (do tương tác giữa gien cơ địa dị ứng và môi trường xung quanh) và cũng dễ tái phát.

3. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng

Nguyên nhân của viêm da cơ địa dị ứng chưa được xác định rõ ràng, nhưng viêm da cơ địa dị ứng có thể là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Nếu một trong những thành viên như cha, mẹ hoặc anh chị em mắc viêm da cơ địa dị ứng, thì nhiều khả năng những thành viên khác trong gia đình cũng có thể mắc bệnh này.

Nhiều yếu tố có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh viêm da cơ địa dị ứng, bao gồm độ ẩm thấp, dị ứng theo mùa, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa và khởi phát khi thời tiết lạnh. Trong thực tế, các yếu tố môi trường có thể kích hoạt các triệu chứng viêm da cơ địa dị ứng bất cứ lúc nào, môi trường sống ở một nơi lạnh hoặc ô nhiễm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó, những người sống ở khu vực thành thị và vùng khí hậu có độ ẩm thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa dị ứng.

Một điểm cần nhấn mạnh là thực phẩm không gây viêm da cơ địa dị ứng. Tuy nhiên, người bị viêm da cơ địa dị ứng có thể có nguy cơ dị ứng thực phẩm. Ngoài ra, viêm da cơ địa dị ứng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây truyền giữa những người có tiếp xúc với nhau.

Yếu tố cảm xúc và căng thẳng đôi khi có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh, nhưng không phải là nguyên nhân chính liên quan đến bệnh viêm da cơ địa dị ứng.

4. Triệu chứng viêm da dị ứng

Triệu chứng của viêm da dị ứng rất khác nhau ở mỗi người, phổ biến nhất là da khô, ngứa, và đỏ da. Cụ thể:

  • Da khô.
  • Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, có thể nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm. Ngứa cực độ ở da khiến người bệnh gãi, từ đó làm cho tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.
  • Các mảng màu đỏ đến nâu xám, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, cổ tay, cổ, ngực trên, mí mắt, khuỷu tay và đầu gối, mặt và da đầu ở trẻ sơ sinh.
  • Mụn nước có thể rò rỉ dịch vàng khi bị trầy xước
  • Da dày, nứt nẻ, bong vảy.
  • Da nhạy cảm, có thể sưng nề.

5. Các giai đoạn của viêm da dị ứng

5.1. Ở trẻ sơ sinh

  • Viêm da cơ địa dị ứng ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ khoảng 6 đến 12 tuần tuổi.
  • Đầu tiên có thể xuất hiện quanh má và cằm dưới dạng phát ban trên khuôn mặt loang lổ, có thể tiến triển thành đỏ, bong vảy, chảy nước ở da.
  • Da của bé có thể bị nhiễm trùng.
  • Khi trẻ sơ sinh trở nên linh hoạt hơn và bắt đầu bò, các khu vực tiếp xúc như đầu gối và khuỷu tay cũng có thể bị ảnh hưởng.
  • Một trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng có thể bồn chồn và khó chịu vì ngứa.
  • Tình trạng này được cải thiện khi trẻ được 18 tháng tuổi, mặc dù bệnh có thể vẫn tái phát nhưng thường nhẹ hơn.

Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng

5.2. Ở trẻ em

  • Phát ban có xu hướng xảy ra phía sau đầu gối và bên trong khuỷu tay, hai bên cổ và trên cổ tay, mắt cá chân và bàn tay.
  • Thông thường, phát ban bắt đầu với các sẩn trở nên cứng và có vảy khi bị trầy xước.
  • Vùng da quanh môi có thể bị viêm, có các vết nứt nhỏ, và gây đau đớn.
  • Các trường hợp bệnh viêm da cơ địa dị ứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
  • Sau mỗi đợt viêm da, có thể có tình trạng tăng hoặc giảm sắc tốt da (da vùng viêm trở nên sậm màu hoặc sáng màu hơn các vùng khác)

5.3. Ở người lớn

  • Viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn tương tự như ở trẻ em;
  • Ở một số người trưởng thành, chỉ có bàn tay hoặc bàn chân có thể bị ảnh hưởng và da trở nên khô, ngứa, đỏ và nứt.
  • Giấc ngủ và hiệu suất làm việc có thể bị ảnh hưởng. Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài để điều trị tình trạng này có thể gây ra các biến chứng.
  • Người lớn bị các bệnh cơ địa như viêm mũi dị ứng, mày đay, hen… cũng có khuynh hướng bị viêm da cơ địa dị ứng, đặc biệt nếu họ làm nghề liên quan đến tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa...thường xuyên.
  • Một số trường hợp xuất hiện ban xung quanh núm vú đặc biệt ở phụ nữ cho con bú.

6. Các biến chứng của viêm da dị ứng

Người bị viêm da dị ứng nếu không có cách điều trị và kiểm soát bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe cả thể chất lẫn tâm lý.

6.1. Nhiễm trùng da

Khi bị viêm da dị ứng, da thường ở tình trạng nứt nẻ, khô ráp, bong tróc… kết hợp thêm việc gãi ngứa nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập.

Nếu thấy da tiết dịch vàng, xuất hiện các đốm nhỏ trắng/ vàng trong vết chàm hoặc da trở nên sưng tấy/ đau nhức, cơ thể cảm thấy mỏi mệt/ ớn lạnh hay rùng mình thì nên đi khám bác sĩ sớm – đó chính là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng.

6.2. Hen suyễn và viêm mũi dị ứng

Hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da dị ứng sau đó phát triển thêm thành tình trạng hen suyễn và viêm mũi dị ứng (thường dưới 13 tuổi). Hai bệnh này có liên quan tới nhau và thường tác động khiến cả bệnh cảnh cả hai đều tăng lên. Trong đó hen suyễn có thể khiến người bệnh ngừng hô hấp, đe dọa tới tính mạng.

6.3. Ảnh hưởng tâm lý

Vấn đề này đặc biệt có tác động lớn đến trẻ em. Ở những trẻ trong độ tuổi mầm non, nếu bị viêm da dị ứng thường có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề về hành vi như tăng động giảm chú ý hơn những trẻ không mắc bệnh. Không chỉ thế trẻ bị viêm da cũng có xu hướng phụ thuộc, bám dính ba mẹ nhiều hơn.

Việc bị trêu chọc, bắt nạt về vấn cũng có thể gây tổn thương tâm lý đối với trẻ khiến trẻ dễ trở nên mặc cảm, nhút nhát, tự tách biệt bản thân, khó hòa nhập tập thể.

6.4. Ảnh hưởng giấc ngủ

Tình trạng ngứa ngáy, đau rát khi bị viêm da dị ứng khiến giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ. Thiếu ngủ dẫn đến các tác động tới cả tâm trạng và hành vi như khiến người bị viêm da dị ứng khó tập trung, hay mệt mỏi hoặc dễ cáu gắt.

7. Phòng tránh bệnh viêm da dị ứng

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa dị ứng nên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường và chất hóa học gây hại trực tiếp cho da.

Các chất kích thích như: Xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất...có thể gây viêm. Một số nước hoa và mỹ phẩm có thể gây kích ứng da. Dung môi clo và cồn, mạt bụi hoặc cát cũng có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Khói thuốc lá, lông động vật hoặc vẩy hoa và phấn hoa.

Xà phòng, chất tẩy rửa có thể tăng nguy cơ tình trạng bệnh viêm da dị ứng

8. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi có những dấu hiệu sau của viêm da dị ứng thì nên đi khám bác sĩ:

  • Các triệu chứng của viêm da dị ứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày.
  • Bị nhiễm trùng da – xuất hiện những vệt đỏ, mủ, và vảy vàng
  • Tiếp tục gặp các triệu chứng mặc dù đã thử một số biện pháp khắc phục tại nhà.
  • Tình trạng phát ban, bị nhiễm trùng và sốt.

Để đặt hàng, quý khách vui lòng đặt trực tiếp TI ĐÂY. Hãy bảo vệ răng miệng theo cách của bạn.

Nguồn tham khảo: webmd.com; medicinenet.com; dermnetnz.org; vinmec.com

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo