Giảm sốc thiết vị bếp
Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?
11-07-2023 08:51:54 | Bệnh về da

Vảy nến là một bệnh ngoài da có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và có yếu tố di truyền. Bệnh không gây nguy hiểm, nhưng khó điều trị, dễ tái phát làm bệnh nhân khó chịu, mất tự tin.

1. Bạn biết gì về bệnh vảy nến?

1.1 Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh lý mãn tính trên da, hình thành khi tốc độ phát triển của tế bào mới nhanh hơn tốc độ đào thải của cơ thể. Bệnh gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy và thường xuất hiện ở những vùng da như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu.

Một số nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền và rối loạn hệ thống miễn dịch có mối liên quan mật thiết tới nguyên nhân bị vảy nến.

Triệu chứng của bệnh vảy nến xuất hiện theo chu kỳ với các đặc điểm như ngứa da, xuất hiện mảng da dày, có vảy bạc, các vết bỏng, sưng hoặc cứng khớp. Chúng thường bùng phát dữ dội trong một thời gian và giảm dần nếu được điều trị.

Người mắc bệnh vảy nến thường ít bị ngứa, tuy nhiên một số hiếm trường hợp có thể xuất hiện ngứa, châm chích, bỏng rát. Những trường hợp nặng có thể xuất hiện nhiều mụn mủ hoặc đỏ da toàn bộ cơ thể. Ngoài tổn thương da, một số người còn bị tổn thương móng với biểu hiện móng có nhiều vết lõm, đổi màu vàng nâu hoặc móng dày, hư toàn bộ móng.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

1.2. Các dạng vảy nến

VẢY NẾN THỂ MẢNG: Đây là dạng phổ biến nhất gây ra các mảng da khô sần, đỏ (tổn thương) và có vảy bạc làm người bệnh thấy ngứa và đau ở những mảng da bị bệnh. Các vùng da ở khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới và da đầu bị ảnh hưởng nhiều.

VẢY NẾN MÓNG: Là thể có ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, gây lõm hoặc tạo ra các đường rãnh khiến móng biến dạng hoặc đổi màu. Đây là nguyên nhân khiến móng bị lỏng và tách ra khỏi giường móng.

VẢY NẾN THỂ GIỌT: Hay gặp cả người lớn và trẻ em. Bệnh thường được kích hoạt do tình trạng nhiễm khuẩn: viêm họng do liên cầu khuẩn. Người bệnh sẽ bị các tổn thương nhỏ, hình giọt, có vảy ở trên da. xuất hiện ở vùng thân mình, cánh tay, chân.

VẢY NẾN ĐẢO NGƯỢC: Chủ yếu xảy ra ở các nếp gấp vùng háng, mông hay ngực của bệnh nhân. Các vùng da đỏ ửng và trở nên nghiêm trọng hơn khi có ma sát hay đổ mồ hôi.

VẢY NẾN THỂ MỦ: Đây là trường hợp khá hiếm gặp, có thể gây ra các tổn thương mụn mủ rõ ràng, xảy ra ở một mảng rộng hoặc ở các khu vực nhỏ hơn như lòng bàn tay, lòng bàn chân…

VẢY NẾN DẠNG ĐỎ TOÀN THÂN: Đây là loại hiếm gặp nhất, vảy nến có thể xuất hiện ở toàn bộ cơ thể ở dạng phát ban da đỏ, bong tróc da, gây ngứa hoặc nóng rát dữ dội.

VIÊM KHỚP VẢY NẾN: Gây sưng, đau khớp và các triệu chứng điển hình của viêm khớp. Khi cứng khớp và tổn thương khớp tiến triển nghiêm trọng có thể gây thương tổn khớp.

Các loại vảy nến thường gặp – Nguồn Sorion

2. Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?

Vảy nến là bệnh mạn tính và chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh có thể kiểm soát được. Mục tiêu của điều trị là kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn ngừa và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cần phải cân nhắc về tuổi, thể bệnh, vị trí thương tổn…,

Để dịu bớt cơn ngứa rát, khó chịu của bệnh. Bạn có thể dùng:

Thuốc bôi tại chỗ chứa thành phần corticosteroid, retinoid, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin thường được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình. Điều trị bằng cách này giúp giảm viêm, ngứa, làm chậm quá trình sản xuất tế bào da.

Dùng chất dưỡng ẩm là phương pháp điều trị trực tiếp, giúp làm mềm, giảm mất nước và bao phủ da bằng một lớp màng bảo vệ. Với người bệnh vảy nến nhẹ, thuốc làm mềm da là phương pháp điều trị đầu tiên được bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên dùng, giúp giữ ẩm, giảm ngứa ngáy và bong vảy.

Trường hợp vảy nến nặng hơn có thể cân nhắc điều trị bằng các thuốc đường toàn thân như methotrexate, cyclosporine, vitamin A acid hay các thuốc sinh học. Trong một số trường hợp, quang trị liệu (sử dụng tia UVA, UVB, laser) cũng được áp dụng điều trị hiệu quả bệnh vảy nến.

Bôi thuốc dưỡng ẩm để hạn chế bệnh vảy nến

3. Người bị bệnh vảy nến nên làm gì?

Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ da liễu

Giữ gìn vệ sinh thân thể. Chăm sóc da cẩn thận, tránh để da bị khô và tổn thương.

Nên sử dụng các loại kem dưỡng phù hợp để cung cấp đủ ẩm cho da

Khám da liễu định kỳ. Nên đi khám nếu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy.

Giữ trạng thái tinh thần ổn định, tránh cảm xúc lo lắng, giận dữ, xúc động mạnh.

Không sử dụng thuốc lá, rượu bia.

Tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Bổ sung thực đơn với thức ăn có chứa acid folic và omega-3.

Không hút thuốc và uống rượu bia.

Nên phơi nắng mỗi ngày khoảng 15 - 30 phút (trừ trường hợp bệnh vảy nến nhạy cảm ánh sáng).

Tái khám đúng hẹn.

Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn, vinmec.com, sorion.vn

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo