Giảm sốc thiết vị bếp
Tiền tiểu đường là gì, có nguy hiểm không?
07-06-2024 15:31:35 | Bệnh Tiểu Đường

Tiền tiểu đường là giai đoạn trước của tiểu đường type 2. Trong giai đoạn này, lượng đường huyết đã vượt ngưỡng bình thường, nếu không có biện pháp can thiệp sớm thì sẽ nhanh tiến triển thành tiểu đường type 2 gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, khiến sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng.

1. Như thế nào gọi là tiền tiểu đường?

Lượng glucose trong máu khi nhịn đói (nhịn ăn tối thiểu 8 giờ) ở những người bình thường trong khoảng 70 - 100mg/dL (3.9 - 6.4mmol/L). Tiền tiểu đường là tình trạng glucose trong máu khi đói cao hơn mức trên và trong khoảng 100 - 125 mg/dL (5.6 - 6.9 mmol/L). 

Tiền tiểu đường xảy ra khi glucose trong máu khoảng 100 - 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L)

Có thể xem tiền tiểu đường là một dạng rối loạn dung nạp glucose hay rối loạn glucose lúc đói. Đây là kết quả của rối loạn quá trình sản sinh insulin và giảm độ nhạy của insulin. Ở người bị tiền tiểu đường, lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng lại chưa đủ cao để chẩn đoán tiểu đường type 2.

2. Nguyên nhân gây ra tiền tiểu đường là gì?

Đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên giai đoạn tiền tiểu đường là gì nhưng yếu tố tiền sử gia đình và di truyền có vai trò chủ đạo để hình thành bệnh. Ở người bị tiền tiểu đường, cơ thể không có khả năng xử lý glucose đúng cách. 

Đại đa số lượng đường trong cơ thể đến từ thực phẩm. Khi thức ăn vào cơ thể thì glucose sẽ đi vào máu và insulin cho phép glucose đi vào tế bào đồng thời làm giảm lượng glucose máu. 

Insulin do tuyến tụy sản xuất ra. Khi ăn, tuyến này sẽ chuyển insulin đến máu. Nếu lượng đường trong máu giảm thì tuyến tụy sẽ làm cho quá trình tiết insulin vào máu chậm lại.

Nếu bị tiền tiểu đường thì quá trình này sẽ không hoạt động như bình thường nữa nên thay vì cung cấp năng lượng cho tế bào thì glucose lại tích tụ trong máu. Điều này là do:

- Tuyến tụy không sản xuất đủ insulin.

- Tế bào đề kháng với insulin nên không cho phép có nhiều đường vào trong cơ thể.

Người mắc tiền tiểu đường có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2

3. Dấu hiệu bệnh tiền tiểu đường

Hầu hết bệnh nhân không biết dấu hiệu tiền tiểu đường là gì vì thường không có biểu hiện. Một số người có thể xuất hiện dấu hiệu gợi ý như:

- Da ở một số vùng trên cơ thể bị sẫm màu, phổ biến nhất là: bẹn, nách, cổ.

- Cảm giác khát nước thường xuyên nên uống nhiều nước và phải đi tiểu nhiều lần.

- Tầm nhìn hạn chế hoặc thị lực kém.

- Hay rơi vào trạng thái mệt mỏi, tập trung kém.

4. Tiền tiểu đường và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2

Tiền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để ngăn ngừa hoặc trì hoãn phát triển bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện lối sống và đưa lượng đường trong máu trở về mức bình thường. Tuy nhiên, cần phải khẳng định tiền tiểu đường là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và nó làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tim và đột quỵ.

Tiền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2

5. Tiền tiểu đường có nguy hiểm không?

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với cơ thể diễn ra từ từ và thường có thể tiến triển mà không cần báo trước. Theo thời gian, có quá nhiều glucose (đường) trong máu có thể làm hỏng một số cơ quan. Đây thường được gọi là "biến chứng" của bệnh tiểu đường và các biến chứng phổ biến bao gồm:

  • Làm cho hệ tim và mạch máu bị tổn thương: Bệnh tiểu đường loại 2 có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, bao gồm xơ vữa động mạch, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại vi và bệnh thận.
  • Gây tổn thương thần kinh: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh, một tình trạng được gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến tê ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân hoặc ngứa ran, bỏng rát hoặc đau nhức thường bắt đầu ở ngón tay hoặc ngón chân và lan dần lên trên. Các triệu chứng của tổn thương dây thần kinh này cũng có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, các vấn đề về chức năng tình dục, chóng mặt và các triệu chứng khác.
  • Gây tổn thương thận: Thận rất quan trọng để lọc máu. Theo thời gian, bệnh tiểu đường có thể làm hỏng chúng khiến chúng không còn hoạt động hiệu quả, cần phải chạy thận hoặc cấy ghép.
  • Gây tổn thương mắt: Tổn thương mạch máu trong mắt cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa cũng như làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Gây tổn thương chân: Đôi chân cũng dễ bị tổn thương thần kinh và mạch máu do lượng đường trong máu cao kéo dài. Các vết cắt nhỏ và vết phồng rộp có thể dẫn đến loét, nhiễm trùng và cắt cụt chi trong những trường hợp nghiêm trọng.
  • Gây ra các vấn đề về da và miệng: Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da cũng như nhiễm trùng miệng và bệnh nướu răng.
  • Gây loãng xương: Loãng xương là một rối loạn khiến xương của bạn trở nên giòn và dễ bị gãy. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có nguy cơ cao bị loãng xương.
  • Bệnh Alzheimer: Kiểm soát lượng đường trong máu kém có thể gây ra một số ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer sau này trong cuộc sống. Nguyên nhân tại sao vẫn chưa rõ, nhưng các tế bào não được cung cấp năng lượng bởi glucose và khi các tế bào không thể tiếp cận nguồn cung cấp nhiên liệu cần thiết, các tế bào não có thể bị hư hỏng.

6. Phương pháp điều trị tiền tiểu đường

Phương pháp điều trị tiền tiểu đường hiện đang được áp dụng đó là điều chỉnh lối sống của người bệnh thông qua thay đổi chế độ ăn, luyện tập và vận động. Đặc biệt, nếu người bị tiền tiểu đường cũng bị thừa cân thì quan trọng nhất là phải giảm cân vì đây chính là yếu tố nguy cơ tiến triển tiểu đường type 2.

Điều chỉnh chế độ ăn có vai trò kiểm soát, hỗ trợ điều trị tiền tiểu đường hiệu quả

- Chế độ ăn uống

+ Luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần cho cơ thể.

+ Ưu tiên lựa chọn thực phẩm tốt cho người bị tiền tiểu đường như: gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ,... nhằm giảm hấp thụ cholesterol trong máu.

+ Chọn dầu thực vật thay cho mỡ động vật.

+ Tăng đạm thực vật trong chế độ ăn hàng ngày và mỗi tuần ăn cá ít nhất 2 lần.

+ Giảm dung nạp thực phẩm nhiều chất béo bão hòa và cholesterol.

+ Giảm muối khi chế biến thức ăn và giảm dùng các loại nước chấm, hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn.

+ Nên tránh dùng chất kích thích, thuốc lá và đồ uống có cồn.

+ Tránh hoặc hạn chế đồ uống ngọt, bánh kẹo.

- Chế độ tập luyện

Người bị tiền tiểu đường nên thường xuyên tập thể dục vừa để duy trì cân nặng vừa giúp giảm cân (với người bị béo phì, thừa cân) vì tích tụ mỡ thừa sẽ làm tăng nguy cơ tăng đường huyết và rối loạn dung nạp đường.

Trong quá trình tập luyện cần đảm bảo cường độ tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được hình thức luyện tập phù hợp. Khi mới bắt đầu chỉ nên tập với mức cường độ trung bình sau đó mới tăng dần.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Như đã nói đến ở trên, tiền tiểu đường có thể tiến triển tiểu đường type 2 trong khoảng 5 - 10 năm. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ là việc nên làm để theo dõi và phát hiện sớm nguy cơ này để kịp thời điều trị, ngăn chặn tiểu đường gây biến chứng.

Nguồn tham khảo: kidney.org, heart.org, webmd.com, mayoclinic.org

 

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo