Giảm sốc thiết vị bếp
Tác dụng của cây húng quế
25-05-2024 09:58:33 | Vị Thuốc Đông Y

Húng quế có mùi thơm là một loại rau thường được dùng làm rau gia vị, sử dụng phổ biến trong các món ăn của Việt Nam. Húng quế còn là một vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như: có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, giải cảm, giảm đau, hỗ trợ tiêu hóa.

  • Tên tiếng Việt: Húng quế.
  • Tên khác: Húng chó; Húng giổi; Rau é; É tía; Hương thái; Rau quế.
  • Tên khoa học: Ocimum basilicum, họ hoa môi Lamiaceae.

1. Mô tả cây

Húng quế là một loại thảo mộc thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cây thường phân cành ngay từ dưới gốc, cao 50-60cm. Lá mọc đối có cuống, phiến lá hình thuôn dài, có thứ màu xanh lục, có thứ màu tím đen nhạt. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng 5 đến 6 hoa một. Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.

Có hơn 60 loại húng quế, trong đó húng quế ngọt là một trong những loại được sử dụng rộng rãi nhất. Húng quế ngọt có mùi rất mạnh và hương vị dễ nhận biết. Các loại húng quế khác mang lại hương vị hơi khác nhau như húng chanh có vị thơm của chanh, húng bạc hà có vị mát lạnh của bạc hà.

cây húng quế

Cây húng quế

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Người ta cho rằng cay này vốn nguồn gốc ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu (như Pháp, Đức, các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý, Tây Ban Nha…). Tại những nước này thường trồng với mục đích như hái lá và toàn cây cất tinh dầu dùng làm thuốc hay trong công nghiệp chất thơm.

Ở nước ta, tại miền Bắc trước đây chỉ thấy trồng lấy lá và ngọn làm gia vị. Từ năm 1975, tại một số tỉnh đã trồng trên quy mô lớn để cải tinh dầu húng quế dùng trong công nghiệp chất thơm ở trong và ngoài nước. Ở miền Nam, ngoài mục đích như làm gia vị như ở miền Bắc, người ta còn thu hoạch quả (gọi nhầm là hạt-Fructus Ocimi) để ăn cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é.

Để làm thuốc, người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa (Herba Ocini) phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu người ta hải toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất.

3. Thành phần hoá học

Húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, trong đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như: Tryptophan, methionine, leucine.

Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu. Tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu. Tùy theo nơi trồng, các chỉ số hoá lý có thay đổi. Ví dụ tinh dầu húng quế của Pháp, Đức, Angiêri, Tây Ban Nha có tỷ trọng 0,904-0,930, α ở từ -66° đến -22°, chỉ số khúc xạ 1,481 đến 1,425, chỉ số axit dưới 3,4, chỉ số este I đến 15, tan trong 1 đến 2 thể tích cồn 80°.

Tinh dầu húng quế Việt Nam cất tại một số địa phương chứa tới 80-90% metylchavicola.

Tinh dầu các loài Ocimum khác như Ocimum sanctum có thành phần chủ yếu là linalola hoặc xineola (14 - 15%), Ocimum viride có thành phần chủ yếu là xinamat metyl, 35 đến 65% tymola, các phenola (7 - 22%) chủ yếu là chavibetola và các tecpen không xác định, Ocimum canum hay Ocimum americanum có thành phần chủ yếu hoặc camphora mà không có tymola hoặc chủ yếu tymola và không có camphora hoặc nữa chủ yếu là xitral với một ít xitronelola, mycxen và oxymen; Ocimum gratissimum có thành phần chủ yếu hoặc là eugenola hoặc là tymola, Ocimum pilosum có thành phần chủ yếu là xitral.

4. Bộ phận sử dụng

Các bộ phận khác nhau của Húng quế sẽ được sử dụng tùy theo nhu cầu và mục đích:

Điều trị bệnh hoặc làm gia vị: Bộ phận sử dụng là toàn cây, ngọn có hoa và lá được sử dụng nhiều nhất.

Thu tinh dầu: Toàn cây, sử dụng cây tươi hoặc để héo.

Thức uống giải nhiệt: Quả của Húng quế (hạt é) được sử dụng ngâm vào nước để uống như một dạng thức uống phổ biến.

5. Công dụng của cây húng quế

5.1. Theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, húng quế có vị cay, tính âm vào kinh phế, tỳ, tâm, tam tiêu nên mang đến những tác dụng sau:

Dùng để giải cảm, tán ứ máu, giảm đau, ra mồ hôi, giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu, giúp thông đường hô hấp.

Hạt Húng quế được sử dụng có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, ra mồ hôi.

Hoa Húng quế nhiều tác dụng giúp tiêu tiểu thông lợi hơn, giúp hỗ trợ thần kinh.

Chủ trị: Tính nóng và vị cay nên Húng quế được sử dụng để chữa sổ mũi, cảm cúm, viêm họng, khàn tiếng, đau đầu, ho, đau nhức răng, dị ứng mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, lo lắng…

Rau húng quế giúp giảm nhức đầu

5.2. Theo y học hiện đại

Các ứng dụng Húng quế trong y học hiện đại:

Chống táo bón: Hạt húng quế có tác dụng chống táo bón. Cho từ 6-12g hạt vào nước thường hay nước đường, đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống.

Trị cảm sốt: Những trường hợp bị phát sốt do các nguyên nhân như cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm khuẩn hay thậm chí được dùng để trị sốt rét. Húng quế có khả năng sát trùng, tiêu diệt nấm mốc, hạ nhiệt. Cho nên được dùng trị cảm sốt bằng cách đun sôi húng quế để lấy nước uống. Trong trường hợp sốt cao, nên sắc lá húng quế cùng với bạch đậu khấu trong nửa lít nước, thêm ít đường rồi uống sẽ giúp giảm được nhiệt độ cơ thể. Loại lá này cũng dùng được cho cả trẻ em, nếu bị sốt có thể nghiền nát lá này rồi cho uống cùng nước để hạ sốt.

Tác dụng trị ho và long đờm: Nếu bạn để ý sẽ thấy húng quế là thành phần của một số thuốc ho và long đờm. Nó giúp làm giảm ho rõ rệt và tống đờm ra khỏi đường hô hấp. Cho vài lá húng quế vào ấm nước, đun sôi khoảng 5 đến 10 phút, cho thêm ít muối và dùng khi ấm. Có thể dùng dung dịch này để súc miệng và họng giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau họng.

Chống oxy hoá và phòng ngừa ung thư: Lá húng quế có chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, góp phần bảo vệ các tế bào của cơ thể. Chất này đã được chứng minh có tác dụng trong việc bảo vệ nhiễm sắc thể và cấu trúc tế bào khỏi bị tổn thương.

Tác dụng giảm đau do viêm khớp: Thành phần có tên là eugenol trong tinh dầu húng quế được đã được chứng minh tác dụng trong việc ngăn chặn hoạt động của enzym cyclooxygenase (COX) gây viêm, cơ chế tương tự các chất chống viêm NSAID. Do đó, húng quế có thể làm giảm các triệu chứng sưng đau, đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân viêm khớp. Đun nước lá húng quế uống trong giai đoạn đau để giúp giảm đau nhức do viêm khớp.

Giúp giảm nhức đầu: Húng quế còn có công dụng trong việc chữa trị chứng đau đầu và tiền đình. Xông hơi bằng tinh dầu húng quế để chữa đau đầu kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như buồn nôn, chóng mặt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đường uống với lá húng quế.

Tăng cường hệ miễn dịch: Trong rau húng quế cũng rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Khi ăn sống có thể tăng cường các chức năng miễn dịch của cơ thể. Có thể dùng kết hợp với mật ong thì thấy hiệu quả tăng rõ rệt.

Phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường: Trong húng quế chứa chất có tác dụng hỗ trợ chức năng các tế bào beta của tụy tạng hoạt động một cách bình thường. Điều này giúp làm tăng sự nhạy cảm của insulin và làm giảm đường huyết. Do đó có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Giúp cai thuốc lá hiệu quả: Những hợp chất chống oxy hoá và cải thiện tình trạng căng thẳng của rau húng quế giúp chúng trở thành biện pháp cho ai đang muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Bạn có thể sử dụng bằng cách nhai sống loại rau này khi muốn hút thuốc lá.

Cây húng quế có công dụng với sức khoẻ tim mạch

6. Các bài thuốc từ húng quế

  • Làm dịu dạ dày: lấy 1/2 thìa lá Húng quế khô hoặc tươi trong nước thường xuyên có thể giúp làm dịu chứng khó tiêu cũng như giảm bớt cảm giác no.
  • Xông hơi mặt trị đau đầu: Xông hơi mặt cùng với lá húng quế khô có thể giúp giảm đau đầu. Cho một thìa lá húng quế khô vào 2 cốc nước sôi trong nồi lớn. Cẩn thận nghiêng người trong chậu, dùng khăn trùm kín đầu và hít hơi nước trong vòng 5-10 phút cho đến khi cơn đau đầu giảm bớt.
  • Vết đốt và vết cắn: Trong trường hợp bạn đang làm việc bên ngoài và bị côn trùng cắn, bạn có thể nhai lá húng quế cũng như đắp lên vết cắn có thể giúp giảm đau cũng như loại bỏ nọc độc.
  • Đường huyết: Húng quế có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu nếu ăn thường xuyên cũng như uống như nước trái cây hoặc trà.
  • Giảm căng thẳng: bạn nên cho 2 tách trà Lá húng quế vào bồn tắm nước ấm để giảm căng thẳng cũng như giúp thư giãn.
  • Sốt: Lá húng quế rất hữu ích để làm dịu cơn sốt, đặc biệt là những cơn sốt liên quan đến bệnh sốt rét cùng với những cơn sốt bùng phát, truyền nhiễm khác điển hình cho những khu vực kỳ lạ. Đun sôi lá với một ít thảo quả trong khoảng hai lít nước, sau đó kết hợp với đường và sữa, hạ nhiệt độ. Chiết xuất lá húng quế trong nước ngọt cần được cung cấp sau mỗi 2 đến 3 giờ; giữa các liều, bạn có thể cho từng ngụm nước lạnh. Quá trình này đặc biệt hiệu quả để giảm sốt ở thanh thiếu niên.
  • Trị ho: Húng quế là một thành phần quan trọng trong siro trị ho cũng như thuốc long đờm. Nó cũng có thể làm giảm chất nhầy trong bệnh hen suyễn cũng như viêm phế quản. Ngậm lá húng quế có thể dễ dàng làm giảm cảm lạnh cũng như các triệu chứng cúm.

tác dụng cây húng quế

Cây húng quế có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá

  • Đau họng: Nước đun sôi cùng với lá húng quế có thể được dùng như một loại thuốc bổ hoặc thậm chí được sử dụng như một loại nước súc miệng khi bạn bị đau họng.
  • Rối loạn hô hấp: Đun sôi lá húng quế cùng với mật ong cũng như gừng rất tốt để điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ho, cảm lạnh và cúm. Đun sôi lá, đinh hương cũng như muối biển trong một vài nước có thể giúp giảm nhanh bệnh cúm. Những loại hỗn hợp này cần được đun sôi trong khoảng hai lít nước cho đến khi chỉ còn một nửa nước để nguội uống trong ngày.
  • Sỏi thận: Trong trường hợp bị sỏi trong thận, nước ép của lá húng quế kết hợp với mật ong và uống mỗi ngày trong vòng 6 tháng chắc chắn sẽ thải chúng ra khỏi hệ thống tiết niệu.
  • Căng thẳng: Lá húng quế có thể được sử dụng như một chất chống căng thẳng. Ngậm 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày có thể dễ dàng tránh được căng thẳng. Nó sẽ làm sạch máu và hỗ trợ ngăn ngừa một số tình trạng sức khỏe phổ biến khác.
  • Nhiễm trùng miệng: Ngậm một vài lá hai lần một ngày chữa nhiễm trùng cũng như loét miệng.
  • Rối loạn da: Nước lá húng quế dùng trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng là một cách tuyệt vời đối với bệnh hắc lào cùng với các bệnh da điển hình khác.
  • Các vấn đề về răng: Phơi lá húng quế dưới ánh nắng mặt trời rồi xay thành bột để làm bột làm sạch răng. Bạn cũng có thể kết hợp cùng với dầu mù tạt để làm kem đánh răng thảo dược. Cả hai phương pháp này chắc chắn sẽ chống lại hơi thở có mùi hôi và có thể được sử dụng để xoa bóp nướu, điều trị chứng nhiệt miệng, cùng với các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
  • Chán ăn: Cho 1 thìa lá húng quế khô vào 300 ml nước sôi. Ngâm 30 phút lọc bỏ bã để nguội. 15 phút trước khi ăn uống 80 ml, ba lần mỗi ngày.
  • Viêm dạ dày và đại tràng mãn tính: Sử dụng công thức để điều trị chứng chán ăn, nên uống sau bữa ăn. Đổ 1 lít nước sôi lên một số lá húng quế khô đã cắt nhỏ. Để nguội uống nửa cốc mỗi lần, ba lần mỗi ngày.

7. Thận trọng khi sử dụng húng quế

Nếu dùng với liều lượng ít, rau húng quế mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, bạn không nên dùng chúng cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Trong cây có chất estragole có thể gây đột biến ở trẻ khi dùng với liều lượng cao.

Bạn nên cẩn thận khi dùng dược liệu này chung với các thuốc chữa bệnh tiểu đường hoặc insulin vì chúng có thể hạ đường huyết của bạn xuống mức quá thấp.

Theo YHCT

 

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo