Giảm sốc thiết vị bếp
Đông y hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu
22-05-2024 15:36:52 | Bài thuốc đông y

Mỡ máu còn gọi lipid máu bao gồm các chất cholesterol và triglycerid, là tình trạng xét nghiệm máu mà chỉ số cholesterol, triglycerid cao hơn chỉ số cho phép. Mỡ máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể.

1. Khái niệm rối loạn lipid máu

1.1. Theo quan điểm y học hiện đại

Rối loạn lipid máu là mất đi sự cân bằng riêng lẻ hoặc đồng thời các thành phần lipid (tăng Cholesterol máu, tăng LDL-C, tăng Triglycerid và giảm HDL-C trong máu). Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ của nhiều chứng bệnh ở người như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, từ đó có thể gây biến chứng nguy hiểm như:tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,..

1.2 Theo quan điểm y học cổ truyền

Theo quan điểm y học cổ truyền, rối loạn lipid máu thuộc phạm vi chứng “đàm trọc”, “phì bạng”. Bệnh xảy ra là do ba tạng: can, tỳ, thận hư (bản hư), từ đó dẫn tới tình trạng đàm thấp trở trệ, huyết ứ (tiêu thực). Vì vậy, trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cần chú ý phân biệt biểu hiện hư thực của bệnh.

1.3. Tăng mỡ máu khi nào?

Là tình trạng loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, hay máu nhiễm mỡ, là khi có một hoặc nhiều trong số các thành phần sau trong máu bị thay đổi:

  • Cholesterol toàn phần tăng hơn bình thường.
  • Triglycerid tăng hơn bình thường.
  • LDL (Low Density Lipoprotein) - Cholesterol tăng hơn bình thường.
  • HDL (High Density Lipoprotein) - Cholesterol giảm hơn bình thường.

Mỡ máu trong cơ thể con người được hình thành bởi 2 nguồn:

  • Tự cơ thể sản xuất ra và thay đổi theo tuổi.
  • Nguồn cung cấp từ ngoài vào như qua thức ăn giàu mỡ, hoặc một số thuốc hay chất nào đó gây tăng mỡ máu.

2. Sự nguy hiểm của tình trạng tăng mỡ máu

Tăng mỡ máu hay “tăng lipid máu” là tình trạng rối loạn các thành phần lipid trong máu, tăng nồng độ cholesterol gây hại cho cơ thể và giảm nồng độ cholesterol có lợi cho cơ thể. Tình trạng kéo dài làm cho nồng độ lipid trong máu tăng cao, gây ra các mảng bám vào thành động mạch, ngăn cản quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như sau:

  • Viêm tụy: Nồng độ triglyceride máu tăng cao dẫn đến tình trạng sưng tuyến tụy, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, sốt cao, nôn mửa, thở nhanh, tăng nhịp tim,...
  • Bệnh lý về gan: Nồng độ lipid tăng cao và gây tích tụ tại gan, dẫn đến các bệnh lý mãn tính như suy gan, xơ gan, ung thư gan,...
  • Đái tháo đường tuýp 2: Nồng độ triglyceride tăng cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, giảm nồng độ HDL, nồng độ đường huyết cao,... Từ đó, dễ dẫn đến bệnh lý đái tháo đường tuýp 2.
  • Các bệnh lý tim mạch: Nồng độ LDL – cholesterol trong cơ thể tăng cao sẽ tích tụ trong thành mạch, gây tắc nghẽn động mạch – tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch làm máu không được lưu thông bình thường trong mạch máu, tim phải hoạt động với công suất lớn hơn. Theo thời gian, khi mảng xơ vữa tích tụ ngày càng lớn, bạn sẽ có nguy cơ lớn mắc các bệnh lý về tim mạch;
  • Tai biến mạch máu não: Xơ vữa động mạch gây tắc nghẽn và cản trở sự tuần hoàn của máu. Tuần hoàn máu lên não bị tắc nghẽn gây vỡ mạch máu, dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Mỡ máu tăng cao

Mỡ máu tăng cao có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm

Các phác đồ điều trị tăng mỡ máu trong Y Học Hiện Đại sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Bên cạnh đó, theo Y Học Cổ Truyền, việc sử dụng các loại thảo dược chữa mỡ máu được chứng minh là hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích trong điều trị cho người bệnh tăng lipid máu.

3. Nguyên nhân và cơ chế gây ra chứng rối loạn lipid máu

3.1. Nguyên nhân theo y học hiện đại

  • Chế độ ăn của người bệnh (ăn nhiều chất béo bão hòa hay còn gọi là “chất béo xấu”).
  • Béo phì (Dư thừa năng lượng).
  • Lối sống: Lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia...
  • Yếu tố di truyền (Rối loạn chuyển hóa lipid máu có tính chất gia đình).

3.2. Nguyên nhân theo y học cổ truyền

  • Do ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều đồ ngọt béo, hoặc do uống rượu quá nhiều lâu ngày làm tổn thương đến tỳ. Tỳ hư không vận hóa được thủy thấp làm cho thủy thấp đình trệ lại, thủy thấp đình trệ lâu ngày hóa đàm, đàm nung nấu trong cơ thể mà gây bệnh.
  • Do uất ức lâu ngày, hoặc do can đởm thấp nhiệt, khí cơ bất lợi ảnh hưởng đến chức năng sơ tiết của can đởm, từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận hành, chuyển hóa và phân bố của dịch thể làm cho đàm thấp ứ lại mà gây nên bệnh.
  • Do bẩm tố thể trạng béo phì, dương khí bất túc, hoặc do bản tính ít hoạt động, hoặc do làm việc trong môi trường tĩnh tại, ít hoạt động khiến cho sự vận hành của khí cơ không được thông xướng, ảnh hưởng đến sự vận hóa tân dịch trong cơ thể mà gây bệnh.
  • Do tuổi cao, chức năng thận khuy tổn. Thận dương hư làm cho tỳ dương không được ôn ấm và khi chức năng vận hóa của tỳ thất thường, khiến cho thủy dịch trong cơ thể vận hành không được lưu lợi mà tích tụ lại, lâu ngày mà sinh ra bệnh.

4. Các thể lâm sàng rối loạn lipid máu theo y học cổ truyền

4.1. Thể đờm thấp

  • Biểu hiện: Thể trạng béo bệu, tay chân nặng nề, bụng trướng, miệng dính, khó nuốt, cảm giác buồn nôn, lưỡi dính nhớt, mạch huyền hoạt.
  • Pháp trị: Hóa đờm – trừ thấp – giáng chỉ.
  • Bài thuốc 1 - Ôn đởm thang gia giảm: Qua lâu nhân 10g, trần bì 08g, chỉ thực 10g, bán hạ 08g, bạch linh12g, hoàng cầm 08g. Sắc uống ngày một thang.
  • Bài thuốc 2- Nhị trần thang gia giảm: Trần bì 12g, bán hạ 06g, bạch linh 08g, cam thảo (chích) 04g. Sắc uống ngày một thang.

Nguyên nhân mỡ máu tăng cao

Mỡ máu là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch.

4.2. Thể tỳ hư thấp trệ

  • Biểu hiện: Người mệt mỏi, tay chân uể oải, chán ăn đầy bụng, buồn nôn, tiêu phân lỏng hoặc sệt, rêu lưỡi trắng dầy, mạch hoạt.
  • Pháp trị: Ích khí – kiện tỳ - thẩm thấp – giáng chỉ.
  • Bài thuốc - Sâm linh bạch truật tán gia giảm: Đảng sâm 16g, bạch linh 08g, ý dĩ 12g, sa nhân 06g, trần bì 06g, cam thảo (chích) 04g, bạch truật 12g, hoài sơn 12g, lục thần khúc 12g, sơn tra10g, cát cánh 08g. Sắc uống ngày một thang.

4.3. Thể can uất khí trệ

  • Biểu hiện: Người mệt mỏi, ăn kém, tinh thần bất định, đau 2 hông sườn, đau không cố định, đại tiện lỏng nát, kinh nguyệt không đều, rêu lưỡi mỏng nhờn, mạch huyền.
  • Pháp trị: Sơ can – lý khí – hòa vị - giáng chỉ.
  • Bài thuốc 1 - Sài hồ sơ can tán gia giảm: Sài hồ 08g, bạch thược 12g, chỉ xác 08g, cam thảo (chích) 04g, xuyên khung 08g, sơn tra 10g. Sắc uống ngày một thang.
  • Bài thuốc 2 - Đơn chi tiêu dao gia giảm: Sài hồ 08g, bạch truật 08g, bạch thược 08g, bạch linh 08g, uất kim 06g, cam thảo (chích) 02g, đương quy 08g, can khương 04g, bạc hà 04g, đơn bì 04g, chi tử 04g. Sắc uống ngày một thang.

4.4. Thể can thận âm hư

  • Biểu hiện: Người gầy ốm, cảm giác nóng bứt rứt, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay nóng. Lưỡi đỏ, ít rêu, mạch trầm sác vô lực.
  • Pháp trị: Dưỡng huyết – bổ can thận – giáng chỉ.
  • Bài thuốc 1 - Kỷ cúc địa hoàng gia giảm: Câu kỷ tử 12g, cúc hoa 12g, thục địa 32g, hoài sơn 12g, sơn thù 16g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, đan sâm 16g, hà thủ ô 12g, tang ký sinh 20g, hoàng tinh 10g. Sắc uống ngày một thang.
  • Bài thuốc 2 -Thiên ma câu đằng thang gia giảm: Thiên ma 08g, câu đằng 12g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g, hà thủ ô 10g, tang ký sinh 12g, bạch linh 12g, đỗ trọng 10g, thạch quyết minh 20g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày một thang.

Điều trị mỡ máu cao bằng đông y

Điều trị mỡ máu cao bằng đông y đem lại hiệu quả cao

4.5. Thể khí trệ huyết ứ

  • Biểu hiện: Hay đau mỏi vùng trước ngực, đoản hơi, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch huyền.
  • Pháp trị: Hoạt huyết – hóa ứ - thông huyết - giáng chỉ.
  • Bài thuốc - Huyết phủ trục ứ thang gia giảm: Đào nhân 16g, hồng hoa16g, đương quy 12g, xuyên khung 06g, sinh địa 12g, xích thược 12g, cát cánh 06g, sơn tra 10g, cam thảo (chích) 04g, chỉ xác 08g. Sắc uống ngày một thang.

4.6. Thể thận tinh bất túc

  • Biểu hiện: Người mệt mỏi, vô lực, hoa mắt, chóng mặt, sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối mỏi yếu, tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều, chất lưỡi nhợt, rêu trắng dày, mạch trầm tế.
  • Pháp trị: Bổ ích thận tinh – sung điền não tủy.
  • Bài thuốc - Bát vị gia giảm: Thục địa 32g, hoài sơn 08g, sơn thù 16g, đơn bì 12g, bạch linh 12g, trạch tả 12g, nhục quế 06g, phụ tử 02g. Sắc uống ngày một thang.

5. Một số bài thuốc nam điều trị tăng mỡ máu

Việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược chữa mỡ máu mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tăng lipid máu. Một số bài thuốc có thể kể đến như sau:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng 12g lá sen, 15g phục linh, 12g trạch tả, 15g ý dĩ, 12g cúc hoa, 10g râu ngô và 12g thảo quyết minh. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với 1000ml nước, thời gian đun đến còn khoảng 200ml nước và chia làm 2 lần sắc. Nước thuốc thu được chia làm 2 lần uống trong ngày. Đây là bài bài thuốc giúp tiêu bớt lượng mỡ thừa trong máu.

Theo đông y, lá sen có công dụng hạ mỡ máu

  • Bài thuốc 2: Sử dụng 25g câu kỷ tử và 30g cam thảo đem sắc trong 600ml nước, thời gian đun đến còn khoảng 200ml nước, chia làm 2 lần uống trong ngày. Đây là bài thuốc giúp giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong máu.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng 30g sơn tra và 10g lá sen đem sắc uống thay tra. Bài thuốc giúp thanh nhiệt, làm nồng độ mỡ máu nên được dùng ở người bị rối loạn lipid máu.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng 10g sơn tra, 15g thảo quyết minh và 10g cúc hoa. Hỗn hợp dược liệu đem sắc uống thay trà. Bài thuốc có công dụng giảm béo và giảm tình trạng rối loạn lipid máu.
  • Bài thuốc 5: Sử dụng 15g sơn tra, 15g cúc hoa, 10g tang diệp, 15g kim ngân hoa. Đem hỗn hợp dược liệu sắc với nước và uống thay trà trong ngày. Bài thuốc giúp giảm mỡ máu nên được sử dụng ở người bệnh bị rối loạn lipid máu có mắc kèm bệnh tăng huyết áp và các tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngực bụng đầu tức, hay quên,...
  • Bài thuốc 6: Sử dụng tỏi tươi được bóc sạch vỏ lụa, dùng ăn trong bữa cơm, mỗi lần ăn 2 – 3 tép (dưới 5g một ngày).
  • Bài thuốc 7: Sử dụng cao thân rễ của cây Nần nghệ. Sử dụng 2 – 4g cao Nần nghệ uống mỗi ngày có công dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mỡ máu, gan nhiễm mỡ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,...

6. Phòng tránh mỡ máu thế nào?

Sử dụng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ

Khi bạn đã được bác sĩ chẩn đoán tăng mỡ máu, bạn muốn khống chế nó và phòng tránh những biến chứng của bệnh này, điều quan trọng là thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên cần tuân thủ như sau:

  • Điều quan trọng hàng đầu là điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt. Cần tránh hoặc giảm ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật (gan, lòng, dồi...), các loại pho-mai, sữa nguyên kem... Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau, và các loại ngũ cốc. Lượng tinh bột chiếm khoảng 55 – 60 % khẩu phần. Chế độ ăn này cần được duy trì thường xuyên trong thời gian dài.
  • Với những bệnh nhân thừa cân, béo phì cần giảm cân nặng bằng cách giảm khẩu phần ăn hàng ngày, và tập thể dục. Tăng cường luyện tập thể lực hợp lý, hoặc đi bộ, vận động ít nhất 40 phút/ngày đều đặn hàng ngày, để giảm cân sao cho BMI đạt từ 18.5 – 23 kg/m2.
  • Tập thể dục hàng ngày giúp giảm cân nặng, tiêu hao lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp bệnh nhân yêu đời, vui vẻ hơn. Tập thể dục còn giúp giảm lượng Cholesterol “xấu” và làm tăng lượng Cholesterol “tốt”. Điều này vô cùng có lợi cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu.
  • Nên bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu vì nó ảnh hưởng xấu tới tình trạng rối loạn mỡ máu và gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Cần tuân thủ điều trị thuốc theo đơn của bác sĩ. Không nên tự ý tăng liều thuốc hoặc bỏ uống thuốc. Điều trị rối loạn mỡ máu cần kiên trì trong thời gian dài. Ngay cả khi có dùng thuốc, người bệnh cũng phải điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt.
  • Cần báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường, khó chịu nào trong khi đang dùng thuốc. Bởi thuốc điều trị rối loạn mỡ máu cũng có những tác dụng không mong muốn, mặc dù tỷ lệ hiếm.
  • Người bệnh nên theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên, khoảng 6-8 tuần một lần. Nên khám định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng của bệnh và điều trị sớm.
  • Nên tránh căng thẳng, tránh các suy nghĩ bi quan. Một thái độ sống thoải mái, vui vẻ, lạc quan góp phần rất lớn vào điều trị bệnh.

Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược chữa mỡ máu mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh hen suyễn.

Tuy nhiên, phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.

Bài viết tham khảo: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo