Giảm sốc thiết vị bếp
Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
26-09-2024 15:48:38 | Bệnh thường gặp

Đau thần kinh tọa thường do chèn ép rễ thần kinh, do thoát vị đĩa đệm gian đốt sống, bất thường về xương, áp xe trong tủy sống. Chèn ép có thể xảy ra bên trong ống tủy hoặc ở lỗ liên hợp. Các rễ thần kinh cũng có thể bị chèn ép bên ngoài cột sống, trong khung chậu hoặc mông.

1. Tổng quan đau thần kinh tọa

Ở những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, đau lan dọc theo đường dây thần kinh tọa (triệu chứng liên quan đến rễ dây thần kinh L4, L5 và S1), thường lan xuống mông và dọc mặt sau chân đến dưới đầu gối.

Đau dây thần kinh tọa thường bắt nguồn từ phần lưng dưới và lan xuống chân. Nguyên nhân chính thường là chấn thương, kích thích, viêm hoặc chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới.

Triệu chứng phổ biến là cảm giác đau nhẹ đến dữ dội ở bất cứ đâu dọc theo đường đi của bó sợi này, từ lưng dưới, qua hông, mông và/hoặc xuống chân. Bệnh cũng có thể gây yếu cơ chân, bàn chân, dẫn đến cảm giác tê, ngứa ran, khó chịu như kim châm.

Đau thần kinh tọa thường do chèn ép rễ thần kinh, do thoát vị đĩa đệm gian đốt sống, bất thường về xương, áp xe trong tủy sống

2. Nguyên nhân đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chèn ép rễ thần kinh có thể gây ra bất thường cảm giác, vận động, hoặc khách quan nhất là bất thường phản xạ. Thoát vị đĩa đệm L5-S1 có thể ảnh hưởng đến phản xạ gân gót; thoát vị L3-L4 có thể ảnh hưởng đến phản xạ gân gối.

Nghiệm pháp lasegue có thể gây đau chân lan dọc xuống dưới khi chân từ từ nâng lên trên góc 60° và đôi khi ít hơn. Nghiệm pháp này nhạy cảm với đau thần kinh tọa; đau lan xuống chân bệnh khi chân đối bên được nâng lên (nghiệm pháp lasegue đối bên) đặc hiệu hơn.

Test có thể được làm khi bệnh nhân ngồi với khớp háng gấp 90°; chân dưới được nâng lên từ từ cho đến khi khớp gối được duỗi hoàn toàn.

Nếu đau thần kinh tọa xuất hiện, đau ở cột sống (và thường là các triệu chứng đau thần kinh) xuất hiện khi duỗi chân.

Bài kiểm tra uốn tương tự như bài kiểm tra nâng chân thẳng nhưng được thực hiện với bệnh nhân "uốn" (với cột sống ngực và thắt lưng được uốn cong) và cổ uốn cong khi bệnh nhân ngồi. Test thoát vị có độ nhạy cao hơn, nhưng ít đặc hiệu hơn đối với thoát vị đĩa đệm so với test nâng cao chân.

Ngoài ra đau thần kinh tọa còn do các nguyên nhân như:

  • Thoát vị đĩa điệm: Áp lực từ các đốt sống có thể làm cho phần gel đĩa đệm tràn ra ngoài thông qua điểm yếu ở thành ngoài (thoát vị), từ đó đè lên dây thần kinh tọa gây đau.
  • Trượt đốt sống: Một đốt sống bị trượt ra ngoài sẽ không thẳng hàng với cấu trúc phía trên, làm thu hẹp lỗ thông nơi mà dây thần kinh đi ra.
  • Thoái hóa khớp: Gai xương có thể hình thành ở các gai già, gây chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới.
  • Chấn thương cột sống thắt lưng, các khối u hình thành trong ống sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa.

Dây thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép có thể gây tình trạng đau

3. Triệu chứng gây đau thần kinh tọa

Các triệu chứng phổ biến khác của đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Tê chân dọc theo dây thần kinh.
  • Một số người cũng bị tê, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân hoặc bàn chân.
  • Một phần của chân có thể bị đau, trong khi phần khác có thể bị tê.
  • Cảm giác ngứa ran (kim châm) ở bàn chân và ngón chân.
  • Cơn đau này có thể ở mức độ nghiêm trọng và có thể trầm trọng hơn khi ngồi trong thời gian dài.
  • Cơn đau có thể thay đổi từ đau nhẹ đến đau nhói, nóng rát. Đôi khi nó có thể cảm thấy như bị giật hoặc điện giật.
  • Cơn đau tệ hơn khi ho, hắt hơi hoặc ngồi lâu. Thông thường, đau thần kinh tọa chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

4. Điều trị đau thần kinh tọa

Nghĩ tới đau thần kinh tọa dựa trên đau điển hình. Nếu nghi ngờ, cần kiểm tra cơ lực, phản xạ và cảm giác. Nếu có tổn thương thần kinh hoặc nếu các triệu chứng vẫn còn > 6 tuần, cần làm thêm chẩn đoán hình ảnh và điện cơ. Những bất thường cấu trúc gây ra đau thần kinh tọa (bao gồm hẹp ống sống) được chẩn đoán chính xác nhất bằng MRI hoặc CT.

 Các phương pháp điều trị:

  • Dùng thuốc: Với Y học hiện đại, các thuốc đầu tay là thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Ưu điểm của các thuốc này là giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng, nhưng nhược điểm là không thể dùng lâu dài, vì tác dụng phụ của thuốc trên tim mạch, tiêu hoá, thận,…
  • Châm cứu: Trong đợt cấp có thể dùng điện châm hoặc ôn châm 1 số huyệt đạo. Việc kết hợp châm cứu trên người bệnh Đau thần kinh Toạ giúp giảm số lần phải dùng thuốc giảm đau, giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc Y học hiện đại.
  • Xoa bóp bấm huyệt: thủ thuật miết, day, bấm, bóp, chặt, vờn làm giãn cơ, lưu thông khí huyết, giảm đau.s
  • Vật lý trị liệu: kéo cột sống bằng máy, siêu âm sóng ngắn làm giảm chèn ép, tăng tuần hoàn, giãn cơ, giảm đau.
  • Chiếu đèn hồng ngoại: có tác dụng nhiệt giúp giảm đau, dãn cơ, tăng tuần hoàn.
  • Kéo giãn cột sống thắt lưng: giúp dãn cơ, giảm chèn ép, giảm tình trạng thoát vị đĩa đệm.
  • Phẫu thuật: là phương pháp được chỉ định khi người bệnh được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm gây liệt chi dưới, teo cơ chi dưới, rối loạn chức năng tiểu tiện, đại tiện, chức năng sinh dục…

Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu kết hợp với dùng thuốc mang lại hiệu quả cao

Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau thần như gabapentin, các thuốc chống co giật khác hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng liều thấp. Cũng như tất cả các thuốc an thần, cần lưu ý ở người cao tuổi, bệnh nhân có nguy cơ ngã, bệnh nhân rối loạn nhịp tim và những người có bệnh thận mạn tính.

5. Phòng ngừa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có thể tái phát. Do đó, bạn cần hạn chế bệnh bằng cách:

  • Tập thể dục đều đặn. Để giữ cho lưng chắc khỏe, hãy tập luyện các cơ cốt lõi - các cơ ở bụng và lưng dưới cần thiết để có tư thế và sự thẳng hàng tốt.
  • Điều chỉnh tư thế lao động và sinh hoạt. Giữ tư thế tốt khi ngồi. Chọn một chiếc ghế có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Khi đứng trong thời gian dài, thỉnh thoảng hãy đặt một chân lên ghế đẩu hoặc hộp nhỏ.
  • Chế độ ăn uống khoa học, giữ cân nặng ổn định, tránh thừa cân béo phì. Hạn chế ăn quá nhiều chất béo, tinh bột, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn,… sẽ khiến bạn dễ tăng cân và gây ra nhiều bệnh lý. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn ít đạm, ít béo và nhiều chất xơ. Hạn chế những loại đồ ăn như mỡ động vật, đường, cơm,… đồng thời tăng cường các loại rau củ quả xanh để tăng cường chất chống oxy hóa.
  • Sống lạc quan, vui vẻ, tránh stress.

Các bài tập thể dục giảm đau thần kinh tọa

6. Lời khuyên của Bác sĩ

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tình trạng này có thể tái phát. Những điều sau đây có thể đóng một vai trò quan trọng góp phần giảm khả năng mắc đau thần kinh tọa

  • Luôn giữ cột sống thẳng đứng, tránh cúi người bưng, bê, vác vật nặng, nếu không thể tránh được, cần phải tập luyện tư thế bưng vác đúng cách. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể.
  • Đối với nhân viên văn phòng cần chọn một chỗ ngồi có hỗ trợ lưng dưới tốt, tay vịn và chân đế xoay. Có thể đặt thêm một chiếc gối hoặc khăn cuộn ở phía sau lưng để giúp duy trì đường cong bình thường.
  • Tập thể dục để tăng cường sức mạnh cơ lưng và sự mềm mại cột sống.
  • Điều trị kịp thời các bệnh lý thoái hóa, xẹp, trượt đốt sống, ung thư, viêm…
  • Đau thần kinh tọa nhẹ thường biến mất theo thời gian. Gọi cho bác sĩ nếu các biện pháp tự chăm sóc không làm giảm các triệu chứng của bạn hoặc nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn một tuần, nghiêm trọng hoặc trở nên tồi tệ dần dần.

Đến khám bác sĩ khi có những triệu chứng sau:

  • Bạn bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân và tê hoặc yếu cơ ở chân
  • Cơn đau sau một chấn thương dữ dội, như tai nạn giao thông
  • Bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột hoặc bàng quang của bạn.

Đối với bệnh nhân đang điều trị đau thần kinh tọa: 

  • Nên được nghỉ ngơi, tránh các hoạt động nặng.
  • Bệnh nhân cần nằm giường cứng hoặc ngồi ghế có dựa lưng để giữ cho cột sống được thẳng.
  • Đến khi bớt đau thì nên tập các bài tập về cột sống thắt lưng từ nhẹ nhàng đến tăng dần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết tham khảo nguồn: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo