Giảm sốc thiết vị bếp
Bị nổi mề đay khắp người: Nguyên nhân & cách chữa trị nhanh khỏi
02-11-2022 14:32:27 | Bệnh về da

Bị nổi mề đay khắp người: Nguyên nhân & cách chữa trị nhanh khỏi

Nổi mề đay khắp người không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới thẩm mĩ, sức khỏe của người bệnh. Nguy hiểm hơn là, nếu không sớm xác định nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. Đồng thời, gây ra cho người bệnh một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, phù mạch, sốc phản vệ, …

https://sytbinhduong.menopausehealthmatters.com/wp-content/uploads/2020/04/noi-me-day-toan-than-1.jpg

Nổi mề đay khắp người là gì?

Ngứa nổi mề đay khắp người là tình trạng trên da xuất hiện các vết sẩn phù ở tất cả các bộ phận của cơ thể bao gồm mắt, môi lưỡi, vùng da cổ hay lưng, thậm chí bệnh còn có ở cả bộ phận sinh dục.

Tác nhân gây bệnh nổi mề đay chủ yếu là do histamine. Đây là một amin quan trọng có vai trò dẫn truyền thần kinh, chất trung gian miễn dịch hay chế tiết axit clohydric trong dạ dày. Thông thường, histamin có sẵn trong các dưỡng bào, tế bào mast, tế bào nón, bạch cầu ưa axit có ở các mô như phổi, dạ dày, niêm mạc miệng, phổi hay da dưới dạng phức hợp của protein không hoạt động.

Tuy nhiên, khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng như bụi bẩn, phấn hoa, hóa chất… thì phức hợp kháng nguyên – kháng thể IgE sẽ ức chế yếu tố kháng enzyme protease. Điều này khiến cho các protease được hoạt hóa, tác động lên phức hợp protein làm giải phóng histamin mà gây ra hiện tượng dị ứng.

Lượng histamine này khi xuất hiện ở lớp hạ bì trên toàn bộ cơ thể sẽ gây da hiện tượng dị ứng da, ngứa nổi mề đay khắp người. Từ đó tạo nên cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó, nhóm đối tượng có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, sau sinh là dễ mắc bệnh hơn cả.

Nguyên nhân bị nổi mề đay khắp người

Tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ do mề đay có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là:

  • Do dị ứng thức ăn, dị ứng với các loại thủy hải sản, tôm cua, thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, ngũ cốc, chế phẩm từ sữa, …
  • Do môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc dị ứng với lông động vật, phấn hoa, …
  • Dị ứng mỹ phẩm, hóa chất
  • Dị ứng thời tiết: Thường xảy ra khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại
  • Dị ứng với một số thành phần của thuốc kháng sinh, kháng viêm hay một số loại vitamin
  • Côn trùng đốt và phóng thích vào da những chất gây dị ứng
  • Thay đổi nội tiết tố: Chủ yếu thường gặp ở phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh, phụ nữ mang thai, …
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh mề đay thì con cái cũng có nguy cơ bị bệnh này cao hơn người bình thường.
  • Do người bệnh mắc các bệnh lý về gan, thận, lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp…

https://sytbinhduong.menopausehealthmatters.com/wp-content/uploads/2020/04/nguyen-nhan-noi-me-day.jpg

Triệu chứng nổi mề đay toàn thân dễ nhận biết

Khi bị ngứa nổi mề đay khắp người, người bệnh thường gặp những triệu chứng điển hình, dễ nhận biết như sau:

  • Ngứa da: Cơn ngứa xuất hiện vào buổi sáng, chiều tối và đêm, bùng phát theo từng đợt hoặc kéo dài liên tục. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
  • Nốt mẩn đỏ: Người bệnh thường thấy kèm theo hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ trên da. Hình dáng, màu sắc và kích thước vùng mẩn đỏ khác nhau tùy từng thể bệnh.
  • Phù mạch: Đây không phải là triệu chứng phổ biến thường gặp. Hiện tượng này thường xảy ra ở những nơi tập trung nhiều mao mạch và làn da mỏng như mí mắt, môi, bộ phận sinh dục…
  • Triệu chứng khác: Ở một số người bệnh có thể kèm theo hiện tượng nóng ran hoặc lạnh (tùy theo thể bệnh là mề đay nóng hay lạnh), sốt, khó thở…

Triệu Chứng Nổi Mề Đay Khắp Người: Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng ngứa nổi mề đay toàn thân chỉ là thể bệnh cấp tính và có thể tự khỏi sau vài tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên, bệnh lý này cũng có thể trở thành mãn tính nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách.

Theo các chuyên gia da liễu, dù nổi mày đay khắp người hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bệnh vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cần lưu ý như sau:

  • Tổn thương, nhiễm trùng da gây bội nhiễm.
  • Ngứa da thường xuyên khiến người bệnh bị ảnh hưởng tới sức khỏe, mất ngủ, từ đó có thể dẫn tới stress, lo lắng, suy nhược cơ thể.
  • Nếu hiện tượng dị ứng xảy ra ở cả khu vực niêm mạc họng, phổi hay dạ dày, người bệnh dễ bị khó thở, nôn hoặc buồn nôn, thậm chí sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Nguy hiểm nhất là biến chứng sốc phản vệ. Đây là phản ứng dị ứng nghiêm trọng cần xử lý cấp cứu nếu không dễ gây suy hô hấp, hạ huyết áp, trụy tim mạch.

Từ những biến chứng nguy hiểm nêu trên, các bác sĩ khuyên người bệnh bị mề đay nên sớm thăm khám, điều trị bệnh khi:

  • Các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, xuất hiện kéo dài hoặc thường xuyên tái phát.
  • Người bệnh gặp các dấu hiệu có tính nguy cấp như khó thở, sốt, hạ huyết áp.
  • Xuất hiện hiện tượng phù mạch, sưng môi, mí mắt, phù nề và ngứa tại bộ phận sinh dục.
  • Đã điều trị bệnh bằng các mẹo dân gian tại nhà hoặc uống thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm.

Cách điều trị nổi mề đay khắp người

Người bệnh bị nổi mề đay ngứa toàn thân có thể áp dụng một số mẹo dân gian trị bệnh tại nhà để làm giảm cơn ngứa và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng ngứa da, mẩn đỏ xảy ra trên toàn bộ cơ thể nghĩa là bệnh đã nặng. Vì vậy, bên cạnh các mẹo dân gian, người bệnh cần sớm thăm khám, điều trị kịp thời.

Chữa nổi mề đay khắp người tại nhà bằng thuốc nam

Từ xưa đến nay, dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc trị nổi mày đay hiệu quả từ những cây lá quanh nhà như lá khế, lá kinh giới, lá hẹ… Dưới đây là hướng dẫn cách thực hiện các bài thuốc trị nổi mề đay ngay tại nhà giúp giảm mẩn đỏ, ngứa da:

Sử dụng lá khế

Lá khế có khả năng giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa hiệu quả nên sẽ giúp người bị mề đay giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da. Cách thực hiện mẹo này như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, chọn lá sạch, không sâu bệnh
  • Rửa sạch lá khế, ngâm với nước muối loãng sau đó rửa lại bằng nước, để ráo
  • Cho lá khế lên chảo rang nóng
  • Lấy lá khế vò nát, chà nhẹ lên vùng da mẩn ngứa

Ngoài ra, bạn cũng có thể đun nước lá khế và tắm trực tiếp để giảm mẩn ngứa. Nên thực hiện cách này liên tục để cảm nhận hiệu quả.

https://sytbinhduong.menopausehealthmatters.com/wp-content/uploads/2020/05/cach-dung-la-khe-tri-noi-me-day.jpg

Dùng gừng tươi chữa nổi mề đay khắp người

Gừng là dược liệu quý trong Đông y, có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa da, diệt khuẩn hiệu quả nhờ thành phần có chứa Gingerol. Để hạn chế triệu chứng nổi mề đay, bạn có thể sử dụng gừng theo những cách sau:

  • Bổ sung trực tiếp gừng vào các bữa ăn hàng ngày
  • Dùng gừng đun nước tắm hoặc dùng để xông hơi
  • Uống nước trà gừng
  • Dùng nước cốt gừng thoa lên vùng da bị mẩn ngứa

Lưu ý: Gừng có tính nóng, vì vậy nếu bạn ăn trực tiếp thì nên ăn một lượng vừa đủ, không nên ăn nhiều ngày liên tục để tránh bị mụn, nóng trong người, táo bón…

Dùng lô hội chữa nổi mẩn đỏ

Lô hội là cây thuốc quý có tác dụng làm mát, tiêu viêm, giải độc và giảm ngứa rất tốt. Trong lô hội có chứa nhiều loại vitamin, dưỡng chất tốt cho da, giúp phục hồi lại làn da sau khi bị mề đay. Cách dùng lô hội chữa bệnh lý da liễu này như sau:

  • Lấy một nhánh lô hội, rửa sạch
  • Dùng dao lọc bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, giữ lại gel trong.
  • Lấy gel lô hội thoa nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm dần.

https://sytbinhduong.menopausehealthmatters.com/wp-content/uploads/2020/05/cong-dung-cua-nha-dam-tri-me-day.jpg

Lưu ý: Các mẹo chữa dân gian thường chỉ phát huy hiệu quả nếu thực hiện đúng cách, đồng thời trong trường hợp bệnh còn nhẹ. Nếu bệnh đã chuyển thành mãn tính hoặc có triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách chữa phù hợp nhất đồng thời sử dụng các bài thuốc đặc trị để giải quyết dứt điểm căn nguyên gây bệnh.

Chữa dị ứng nổi mề đay khắp người bằng thuốc Tây

Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số thuốc thường dùng trong điều trị nổi mề đay tại nhà. Nhưng cần lưu ý rằng, bất kỳ loại thuốc Tây y nào cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ cho sức khỏe. Vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải dùng theo chỉ định của bác sĩ.

  • Thuốc Loratadine: Thuốc kháng histamine này có thể dùng trị mề đay cho cả người lớn hay trẻ trên 12 tuổi. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân bị suy gan.
  • Thuốc Fexofenadine: Đây là thuốc kháng histamine giúp làm giảm triệu chứng ngứa da, nổi mẩn đỏ. Ưu điểm của thuốc này là có thể sử dụng cho trẻ em trên 12 tuổi, không gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Thuốc có một số tên biệt dược khác như: Telfor 60, Fexofenadin, Telfor 120, Allerphast 60mg…
  • Thuốc Hydroxyzine (Atarax, Apo-Hydroxyzine 25mg,…): Thuốc này có tác dụng an thần, gây buồn ngủ và thường kèm theo tác dụng phụ như bí tiểu, táo bón, ngủ gà, lú lẫn ở người già. Đây là nhóm thuốc không nên dùng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau sinh.
  • Thuốc Cetirizin: Thuốc còn có tên biệt dược khác như Zibreno 5, Parlazin, Alzyltex… Thuốc này thường dùng cho người bị bệnh mãn tính, viêm mũi dị ứng và có thể dùng cho trẻ em trên 6 tuổi. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ, chán ăn, bí tiểu, và cận thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai, sau sinh…
  • Thuốc Diphenhydramine: Đây là dòng thuốc kháng histamin đời cũ vì vậy có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ. Thuốc có thể dùng cho cả trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Kem bôi ngoài da: Để giảm nhanh triệu chứng, bác sĩ có thể kê một số loại kem bôi ngoài da như Eumovate, Phenergan… Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn và không quá lạm dụng để tránh gặp tác dụng phụ không mong đợi.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây trị nổi mề đay toàn thân

LƯU Ý: Việc sử dụng thuốc Tây cần hết sức thận trọng, vì vậy người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc hay tăng/giảm liều lượng thuốc. Trong quá trình điều trị, nếu gặp phản ứng phụ bất thường, cần ngưng sử dụng và liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Chữa mề đay bằng thuốc Y học cổ truyền (Giải pháp tối ưu nhất)

Theo Y học cổ truyền, mề đay là do phong hàn, phong nhiệt, tà độc xâm nhập vào trong cơ thể, cùng với huyết nhiệt từ bên trong mà phát thành. Mề đay cũng có liên quan tới việc ăn thực phẩm có tính hàn, có chứa độc tố… gây gánh nặng cho gan, khiến gan không thể hoạt động đúng cách. Các độc tố không được gan chuyển hóa hết sẽ tích tụ dưới da gây viêm dưới da dẫn đến mề đay, mẩn ngứa.

Để điều trị mề đay hiệu quả và an toàn nhất, Y học cổ truyền đi sâu loại bỏ căn nguyên gây bệnh, đào thải toàn bộ độc tố là các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, tăng cường chức năng gan, thận, ổn định cơ địa, chống dị ứng, ngăn tái phát. Hiện có nhiều bài thuốc điều trị mề đay từ Y học cổ truyền nhưng nổi tiếng đem lại hiệu quả cao và an toàn nhất là bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Đặc trị mề đay, hết ngay mẩn ngứa, không tái phát với sản phẩm BTAGAN và kem bôi BTADA

Hiệu quả vượt trội của của sự kết hợp giữa uống và bôi ngoài da đã được chúng minh lâm sàng có tác dụng nhanh chóng trong thời gian ngắn lầm hết những vết nổi mẩn ngứa gây khó chịu.

BTAGAN Có công dụng giải độc, thanh nhiệt, thông mật, mát gan, tiêu ban ngứa, tiêu viêm, giảm sưng phù trên da, điều hoà khí huyết, điều trị mề đay từ căn nguyên gốc rễ bên trong cơ thể, loại bỏ các triệu chứng nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa rát. Ngoài ra còn có tác dụng bổ gan, ích thận, dưỡng huyết, hoạt huyết, ổn định cơ địa, chống dị ứng, giảm các phản ứng quá mẫn trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát mề đay và các chứng ngứa da.

BTADA có công dụng giảm ngay các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, làm dịu túc thời các cơn ngúa ập đến, làm mát da, dưỡng ẩm da, nhanh lành vết tổn thương da, tái tạo da nhanh hơn, dùng để trị mẩn ngứa, mề đay, viêm da, khô da, nứt nẻ, vẩy nến, á sừng, ghẻ lở, hác lào…

Lưu ý: Khi bị mề đay, nổi các nốt sần và ngứa chúng ta không nên gãi vì hành động này không có tác dụng giảm ngứa mà ngược lại còn khiến cơn ngứa dữ dội hơn. Đồng thời, điều này dễ gây xước da, nhiễm trùng da.

  • Loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh, không tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm, động vật, phấn hoa…
  • Chườm mát bằng khăn lạnh để làm dịu cơn ngứa và tình trạng nổi mẩn đỏ.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Nên tắm bằng các loại nước lá như lá khế, lá kinh giới hay các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Hạn chế sử dụng sản phẩm có thành phần hóa chất.
  • Mặc quần áo rộng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Giữ cho không gian sống, làm việc sạch sẽ, khô thoáng.
  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, hạn chế tích tụ độc tố.
  • Đeo khẩu trang, mặc kín khi đi ra ngoài, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với nắng hay khói bụi, hóa chất.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin C, A, E…
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng về hiện tượng ngứa nổi mề đay khắp người. Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên chủ động thăm khám, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế uy tín để sớm khắc phục bệnh hiệu quả nhất.

 

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo