Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Viêm nướu răng cấp tính là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đây là thuật ngữ chung để chỉ tình trạng viêm lợi cấp ở trẻ em tại khu trú phần nướu của răng, còn các mô khác của hệ thống nha chu như: xương ổ răng, dây chằng nha chu, cement gốc răng thì không bị ảnh hưởng.
Viêm nướu răng cấp tính có thể chỉ khu trú ở gai nướu, viền nướu một răng, một nhóm răng hoặc lan tỏa cả một cung hàm hay hai hàm.
Đây là tình trạng xảy ra khi mọc răng ở trẻ, nhưng chỉ có tính chất tạm thời. Quá trình mọc răng khiến cho thức ăn tích tụ và tạo nên các mảng bám vi khuẩn. Trong một số trường hợp bệnh có thể gây viêm quanh thân răng hoặc áp-xe quanh thân răng. Bệnh thường gặp ở trẻ 6 – 7 tuổi ở răng số 6 và số 7.
Hay còn gọi là viêm lợi miệng phồng rộp, đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes single tuýp 1 gây nên bệnh viêm nướu răng ở trẻ em. Virus lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí với thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Bệnh hay gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2-5 nhưng cũng có thể gặp ở tuổi lớn hơn. Trẻ nhỏ dưới 12 tháng ít mắc do nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ.
Là một tổn thương loét, đau, trên nền niêm mạc di động, xảy ra ở cả trẻ em tuổi học đường và người lớn. Lứa tuổi hay gặp là từ 10-19 tuổi. Có thể do các yếu tố tại chỗ hoặc toàn thân như gene, yếu tố miễn dịch, sự lây nhiễm vi sinh vật, stress, thiếu hụt các vi tố hoặc các yếu tố đặc hiệu.
Tưa lưỡi ở trẻ
Nấm Candida bình thường cư trú trong khoang miệng không gây bệnh, nhưng có thể sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh khi sức đề kháng của mô mềm ở trong miệng của trẻ giảm. Bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ sau khi dùng một liệu pháp kháng sinh tại chỗ hoặc gặp ở trẻ sơ sinh, do trong quá trình được sinh ra nhiễm nấm từ cơ quan sinh dục của mẹ.
Là một nhiễm khuẩn cấp tính, thường do giảm sức đề kháng hay những tình trạng khác, làm thay đổi mối tương quan vật chủ - vi khuẩn giữa con người và vi khuẩn Borrelia vincenti. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em trước tuổi đến trường, đôi khi xảy ra ở tuổi 6-12 và thường gặp hơn ở tuổi thanh thiếu niên.
Ngoài ra, viêm nướu răng cấp tính thường thấy ở bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém, viêm lợi từ trước; trẻ em bị suy dinh dưỡng; stress dẫn đến nồng độ corticoid huyết thanh tăng được coi là một cơ chế của ANUG.
Những dấu hiệu của viêm nướu cấp tính bao gồm:
Khám răng định kỳ cho trẻ
Các bệnh về nướu có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác. Khi viêm nướu răng cấp tính ở trẻ trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh gây các biến chứng nguy hiểm đến trẻ.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu, ... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Nguồn Tổng Hợp
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
6 biểu hiện của sâu răng cần lưu ý
Cách phòng tránh bệnh răng miệng cho cả gia đình
Viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Sâu răng hôi miệng phải làm sao?
Bạn nên đánh răng khi nào và bao lâu một lần?
Tác hại của sâu răng trẻ em
12 nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị dứt điểm tại nhà