Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ của khuôn miệng. Nếu bệnh viêm tủy răng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Răng là bộ phận giúp chúng ta nhai nghiền thức ăn cơ bản trước khi chuyển xuống dạ dày, từ đó giảm tải co bóp cho dạ dày và tiêu hóa một phần thức ăn. Để thực hiện nhiệm vụ này, răng có cấu tạo rất cứng chắc, bảo vệ bên trong là tủy răng.
Tủy răng là một tổ chức đặc biệt gồm mạch máu, thần kinh... nằm trong một hốc giữa ngà răng (hốc tủy răng). Các tổ chức tủy răng thông với cơ thể qua các lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Viêm tủy răng là viêm vùng tủy của răng và các mô bao quanh chân răng. Viêm tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy răng đối với các tác nhân gây bệnh, bệnh có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn, nhiều dạng thương tổn khác nhau: viêm tủy răng có hồi phục (tiền tủy viêm), viêm tủy răng cấp, viêm tủy mạn tính.
Viêm tủy răng
Nhiều trường hợp viêm tủy răng nhưng không được điều trị tốt dẫn đến bệnh kéo dài, gây viêm nặng khiến người bệnh đau đớn, thậm chí có thể gây hỏng răng vĩnh viễn. Thông thường với người có sức khỏe răng miệng tốt, tủy răng được bảo vệ tốt không bị tấn công bởi vi khuẩn thông thường có trong thức ăn và khoang miệng. Tuy nhiên, nếu răng bị nứt vỡ hoặc bị sâu răng, vi khuẩn sẽ thông qua đó xâm nhập gây viêm tủy răng.
Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây bệnh. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như răng bị vỡ, mẻ, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.
Tác nhân gây viêm tủy răng thường gặp nhất là vi khuẩn. Chúng tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu và cuống răng. Bên cạnh đó, hóa chất (nhiễm độc chì, thủy ngân...), sang chấn cũng có thể là nguyên nhân gây viêm.
Cần can thiệp loại bỏ tủy răng bị viêm chết
Viêm tủy răng có biểu hiện gì? Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Viêm tủy răng xảy ra khi phần tủy của răng bị viêm. Phần tủy này được tạo thành từ các mạch máu và dây thần kinh.
Ở giai đoạn đầu, viêm tủy răng có thể gây ra những cơn đau dữ dội hoặc ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh. Người bệnh cảm thấy cơn đau thoáng qua hoặc đau âm ỉ. Nếu không điều trị, viêm tủy răng ở giai đoạn nặng hơn có thể gây ra những cơn đau buốt, dùng thuốc giảm đau không đỡ. Người bệnh thấy đau tăng lên khi nhai thức ăn hoặc ăn đồ nóng, lạnh.
Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng và có thể sẽ phát sinh các biến chứng như viêm quanh cuống răng, rụng răng, viêm xương, viêm hạch rất nguy hại cho sức khỏe.
Khi răng có các triệu chứng như: lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn kèm theo các dấu hiệu đau nhức từng cơn tự nhiên (đau tăng dần về đêm), răng bị đổi màu bất thường... phải đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị vì có thể tủy răng đã bị viêm hoặc hoại tử.
Trên đây là một số những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tủy răng. Để ngăn ngừa được tình trạng này xảy ra bạn nên đi khám và điều trị tình trạng bệnh viêm tủy khi bệnh mới phát triển ở những giai đoạn đầu tiên.
Nhiều người cho rằng các bệnh nha chu không quá nghiêm trọng, triệu chứng đau nhức hay chảy máu có thể cải thiện dần theo thời gian. Tuy nhiên với viêm tủy răng, phần tủy sâu trong răng bị vi khuẩn tấn công nên nếu càng để lâu, viêm đau càng nghiêm trọng. Người bệnh cần đến nha sĩ để điều trị tủy, loại bỏ phần tủy chết, tủy viêm nhiều vi khuẩn và hàn lại lỗ hở mới giúp trị bệnh triệt để.
Viêm tủy răng do vi khuẩn răng miệng gây ra
Khi đi khám và điều trị viêm tủy răng sớm, không chỉ giúp giảm bớt đau đớn cho người bệnh mà thời gian và chi phí điều trị cũng giảm đáng kể. Nhiều trường hợp do điều trị chậm trễ, nhiễm khuẩn lan rộng, bác sĩ sẽ vừa phải điều trị viêm tủy răng vừa điều trị biến chứng đi kèm.
Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp viêm tủy răng nặng, ổ viêm ở chân răng đã hình thành gây ra viêm quanh cuống răng. Chân răng đã bị tổn thương nên cả khi đã điều trị, chân răng vẫn yếu hơn và dễ lung lay, gãy hơn khi có tác động lực mạnh.
Ngoài điều trị viêm tủy răng, người bệnh cần chú ý hơn trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng bởi bệnh thường tiến triển từ viêm nha chu, sâu răng thông thường không được điều trị tốt. Vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa hàng ngày không chỉ giúp ngăn ngừa viêm tủy răng mà còn giúp bảo vệ ngăn ngừa nhiều bệnh nha chu khác.
Những người đã điều trị viêm tủy răng ngoài ra cần lưu ý tái khám định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần để kiểm tra tình trạng răng cũng như can thiệp nếu có bất thường. Do răng sau điều trị tủy răng thường yếu hơn, cần tránh nhai thức ăn cứng hoặc dai ở khu vực răng này.
Như vậy, viêm tủy răng là bệnh nha chu nặng, cần được khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều bệnh nhân tự tìm hiểu và chữa bệnh tại nhà, tuy nhiên phần viêm trong tủy răng không được loại bỏ nên triệu chứng bệnh không thể hết hoàn toàn. Cơn đau có thể tạm thời giảm nhưng sẽ tái phát nhanh chóng do ổ viêm còn tồn tại và phát triển.
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
6 biểu hiện của sâu răng cần lưu ý
Cách phòng tránh bệnh răng miệng cho cả gia đình
Sâu răng hôi miệng phải làm sao?
Bạn nên đánh răng khi nào và bao lâu một lần?
Tác hại của sâu răng trẻ em
12 nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị dứt điểm tại nhà
Các thành phần của kem đánh răng thông thường