Đường tiết niệu là con đường dẫn nước tiểu, chất lỏng dư thừa, độc hại ra ngoài cơ thể. Khi mà cơ quan này bị viêm sẽ gây ra nhiều bất tiện về sinh hoạt cũng như là sức khỏe của người bệnh. Bệnh không phân biệt giới tính, độ tuổi do vậy mà ai cũng có thể bị bệnh.
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu với tác nhân gây viêm là vi khuẩn. Sự viêm nhiễm này nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh đặc biệt là nữ giới.
Đường tiết niệu hay hệ tiết niệu bao gồm 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu đạo. Hoạt động của hệ tiết niệu bao gồm: thận thực hiện nhiệm vụ chuyển chất thải thành nước tiểu. Nước tiểu từ thận tới bàng quang nhờ niệu quản. Bàng quang lưu trữ nước tiểu rồi đưa xuống niệu đạo và thải ra ngoài thông qua lỗ tiểu.
Khi có các điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của vi khuẩn, chúng sẽ xâm nhập vào bàng quang, thận rồi sinh nở tại đây. Từ các cơ quan này chúng gây nhiễm khuẩn nước tiểu rồi gây nên viêm nhiễm tại chính các cơ quan của hệ tiết niệu: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận – bể thận cấp.
Bàng quang và thận sẽ là hai cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng nếu chúng ta bị viêm đường tiết niệu
Bất kì ai cũng có thể mắc căn bệnh này không kể tuổi tác, giới tính. Tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đó là:
Viêm đường tiết niệu là căn bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên thì do đặc thù về cấu tạo cơ thể nam nữ khác nhau cho nên một số yếu tố của bệnh ở 2 giới sẽ khác nhau. Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nhiều so với nam, ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai khoảng 5 lần và tỷ lệ phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu là 20 – 40%.
Nguyên nhân dẫn đến điều này là do cấu trúc niệu đạo nữ ngắn hơn ở nam. Do đó vi khuẩn hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Đó cũng chính là lý do mà phụ nữ dễ bị viêm nhiễm vùng kín và cơ quan sinh sản hơn so với nam.
Ở trẻ em bị viêm đường tiết niệu có 3 dạng bệnh chủ yếu là viêm bàng quang, viêm thận và nhiễm khuẩn niệu. Trong đó thì nhiễm khuẩn niệu là thể nhẹ nhất do vi khuẩn chỉ xuất hiện trong nước tiểu chứ chưa gây viêm tại cơ quan, viêm thận là thể nặng nhất.
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ: các triệu chứng này ở trẻ thường không đặc trưng do vậy mà gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán viêm niệu đạo ở trẻ.
Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của bé. Khi thấy bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời.
Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu khá đa dạng và có sự khác nhau ở nam và nữ. Tuy nhiên vẫn có các triệu chứng chung, đặc trưng giống nhau ở cả 2 giới là đi tiểu khó, tiểu buốt, bụng đau âm ỉ, khó chịu:
Ngoài ra thì ở nam và nữ còn xuất hiện một số triệu chứng khác nhau như:
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nam
Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu
Việc tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu rất có lợi cho việc điều trị cũng như là đưa ra được các giải pháp an toàn để phòng bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu là:
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu thường thấy là đi tiểu khó, tiểu buốt, bụng đau âm ỉ, khó chịu
Ngoài các biểu hiện lâm sàng mà tự người bệnh có thể quan sát được thì cần phải thực hiện thêm 1 số xét nghiệm. Việc này cần được thực hiện bởi bác sĩ tại các cơ sở y tế có đầy đủ thiết bị cần thiết.
Sau khi đã tiến hành thăm khám sơ bộ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi lấy nước tiểu để xét nghiệm. Lưu ý lấy nước tiểu giữa dòng để có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra các kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn có trong nước tiểu sẽ được thực hiện để xác định vi khuẩn và kháng sinh phù hợp.
Còn tùy vào loại viêm đường tiết niệu bạn gặp phải là viêm đường tiết niệu trên hay dưới mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy máu để xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT, chụp cản quang đài bể thận, sỏi niệu đạo,…
Sau khi có kết quả chẩn đoán của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất đối với từng bệnh nhân cụ thể.
Để đối phó với bệnh viêm đường tiết niệu hiện nay có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên để việc điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng và khỏi bệnh thì người bệnh cần đến trực tiếp các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chữa trị đúng cách.
Tùy từng trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện khác nhau, mức độ cũng như tình trạng bệnh, nguyên nhân bệnh và tính chất bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị cụ thể khác nhau.
Để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bạn cần đến ngay các cơ sở y tế khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh được kể trên. Không nên chủ quan hay ngại nói ra các vấn đề của bệnh vì nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản.
Thuốc Tây chủ yếu để điều trị viêm đường tiết niệu hiện nay là thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng: Doxycycline, Trimethoprim, Cephalexin,…với tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, diệt khuẩn và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Đây là phương pháp được dùng chủ yếu hiện nay với thời gian điều trị ngắn và hiệu quả. Tuy nhiên thì các loại thuốc trên cần có sự kê đơn của bác sĩ điều trị. Việc bạn cần làm là phải uống đúng và đủ liều thuốc được kê thì mới đảm bảo điều trị hiệu quả tốt nhất
Trong Đông y có nhiều bài thuốc có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, sử dụng các bài thuốc đúng cách và đúng thời điểm. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:
Lá trầu không không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Đây cũng là nguồn nguyên liệu có mặt nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa các bệnh như: đau khớp, đau họng, rối loạn cương dương, trị vết thương, khó tiêu,…Một công dụng mà nhiều người không ngờ tới là lá trầu không có tác dụng chữa viêm đường tiết niệu.
Trong thành phần lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, diệt virus và chống viêm cực cao như: chavicol, allylcatechol, methyl eugenol, cùng với các acid amin,… nên có hiệu quả chữa viêm đường tiết niệu rất tốt.
Cách thực hiện: Lấy vài lá trầu, rửa sạch sau đó vò nát; chắt lấy nước và dùng nó để rửa niệu đạo. Bạn nên rửa bằng cách này hàng ngày để mang lại hiệu quả nhưng cần lưu ý lá trầu có thể gây bỏng rát nên không được chà sát mạnh.
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn, kháng viêm được dùng trong điều trị viêm đường tiết liệu
Sau khi bạn đã được xét nghiệm và chứng minh mình bị viêm đường tiết niệu thì các bác sĩ sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phác đồ điều trị này khác nhau tùy vào bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu trên hay dưới.
Đối với viêm đường tiết niệu dưới
Đối với viêm đường tiết niệu trên
Lưu ý: Người bệnh không được tự ý mua thuốc về điều trị mà không có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ. Việc này có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ chữa tuy nhiên khả năng tái phát lại cao. Đối với những người đã được chữa khỏi hoặc chưa từng bị bệnh thì công tác phòng bệnh thực sự cần thiết. Một số biện pháp giúp bạn phòng bệnh viêm đường tiết niệu gồm:
Chế độ ăn khoa học, đầy đủ cũng góp phần cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Những thức ăn mà người bị viêm đường tiết niệu nên ăn là: nước ép nam việt quất, thực phẩm giàu probiotic (thực phẩm lên men: kimchi, sữa chua,…); thức ăn, nước uống chứa nhiều vitamin C (bắp cải, súp lơ, cà chua, kiwi, quả mọng, bưởi rau bina,…); trái cây và rau xanh.
Người bị viêm đường tiết niệu nên tránh các thức uống như: cà phê, rượu, soda; thực phẩm cay, thức ăn chứa chất tạo ngọt.
Có nên quan hệ khi bị viêm đường tiết niệu là nỗi băn khoăn khó nói của nhiều người. Câu trả lời là không nên. Việc quan hệ khi mang bệnh khiến đối phương có thể bị lây nhiễm, đồng thời làm suy giảm chất lượng tình dục. Việc này cũng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên nếu bạn muốn giải tỏa nhu cầu trong lúc cấp bách thì nên sử dụng bao cao su và vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
Viêm đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho thai nhi thì mẹ bầu cần lưu ý quan sát các biểu hiện cơ thể, kiểm tra nước tiểu định kỳ 3 tháng 1 lần để theo dõi và phát hiện bệnh sớm. Thực hiện các biện pháp an toàn để phòng bệnh là tốt nhất.
Viêm đường tiết niệu nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và nhiều cơ quan của cơ thể:
Về bản chất thì viêm đường tiết niệu không phải là bệnh lây nhiễm. Nhưng nếu có tác nhân tác động thì khả năng bị bệnh cho đối phương là rất cao. Việc sử dụng đồ bảo hộ như bao cao su chỉ là giúp giải quyết nhu cầu thực sự cấp bách mà thôi.
Với bệnh này các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn nên hạn chế quan hệ tình dục, đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị triệt để.
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dần gây tổn thương các cơ quan sinh sản (lộ tuyến cổ tử cung, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, tinh hoàn,…) lân cận và gây các biến chứng vô sinh, hiếm muộn,…ở cả 2 giới.
Đối với nữ giới khi viêm nhiễm lan sang bộ phận lân cận sẽ gây bịt kín cổ tử cung, tử cung khiến cho tinh trùng khó gặp được trứng.
Đối với nam sẽ gặp phải tình trạng cương dương không theo ý muốn, chất lượng và số lượng tinh trùng suy giảm do bệnh làm tăng độ pH trong tinh dịch. Đồng thời nó có thể khiến đường tiết niệu bị hẹp, khó khăn khi xuất tinh.
Đặc biệt là cả nam và nữ khi bị viêm niệu đạo đều cảm thấy khó khăn khi quan hệ do các cơ quan bị tổn thương nên có cảm giác đau, khó chịu, dần tới chán nản, suy giảm ham muốn tình dục.
Bài viết tham khảo: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục