Tự Nhiên Chảy Máu Chân Răng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị
Tự nhiên Chảy máu chân răng là bệnh gì? Đây là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến thường gặp ở mọi độ tuổi. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tác hại lớn đến sức khỏe răng miệng. Vậy thì các nguyên nhân và 10 cách trị chảy máu chân răng tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề này.
Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên nhân tự nhiên chảy máu chân răng bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả chủ quan và khách quan. Trong đó, những nguyên chính gây ra vấn đề này có thể kể đến như:
1.1. Viêm nướu
Thói quen lười vệ sinh hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ khiến các vụn thức ăn, vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng. Sau một thời gian dài, khi vi khuẩn tích tụ ngày càng nhiều thì sẽ hình thành mảng bám quanh chân răng. Lớp cao răng này sẽ dẫn tới bệnh viêm nướu và chảy máu. Nướu càng bị viêm nặng thì máu chân răng sẽ chảy càng nhiều.
1.2. Viêm nha chu
Viêm lợi nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm nha chu. Lúc này máu quanh chân răng sẽ chảy nhiều và kéo dài hơn. Việc điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, do viêm chân răng đã quá nặng.
1.3. Sâu răng
Khi bị sâu răng, đặc biệt là lỗ sâu nằm ở chân răng sẽ hình thành các bẫy thức ăn. Vụn thức ăn nếu không được vệ sinh sạch sẽ là nguồn thức ăn tuyệt vời để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Các ổ vi khuẩn này sẽ khiến lợi bị sưng viêm, và chỉ cần một lực tác động nhỏ vào khu vực này.
1.4. Răng mọc lệch
Răng mọc lệch cũng là một trong những nguyên nhân chính. Bởi vì lúc này cung hàm không đủ khoảng trống để răng mới mọc lên, do đó chúng sẽ chen lấn vào những chiếc răng bên cạnh.
1.5. Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng sâu răng nặng, vi khuẩn tấn công vào trong tủy răng gây nhiễm trùng. Khi đó quanh chân răng hình thành các túi mủ có mùi hôi khó chịu; đồng thời gây chảy máu, đau răng, sốt và sưng mặt.
1.6. Các bệnh lý về gan
Khi chức năng của gan bị rối loạn, gây ảnh hưởng đến hoạt động tổng hợp vitamin K của cơ thể. Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể.
1.7. Dùng thuốc loãng máu
Những người đang phải uống các loại thuốc loãng máu sẽ có nguy cơ nhiều hơn. Vì lúc này khả năng tự làm đông máu của cơ thể giảm, nên một tác động nhỏ lên vùng răng nướu cũng sẽ khiến lợi dễ chảy máu hơn.
1.8. Hút thuốc lá
Những con số thống kê cho thấy, người thường xuyên hút thuốc lá có tỉ lệ mắc các bệnh lý về răng miệng cao hơn người không hút thuốc.
1.9. Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới
Phần lớn mọi người không biết rằng, sự thay đổi của hormone trong cơ thể nữ giới cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu răng. Thời điểm dễ bị nhất ở nữ giới là giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
1.10. Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K và canxi thì sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng này. Bởi đây là những chất cần thiết để bảo vệ răng miệng, làm lành thương và ngăn các vết thương chảy máu.
1.11. Ung thư máu
Ung thư máu cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên nhiều người xem nhẹ triệu chứng này, nên thường không sớm phát hiện ung thư máu. Khi mắc bệnh, các tế bào ung thư phát triển mạnh gây nên hiện tượng xuất huyết trong, trên da có nhiều vết bầm tím và bị răng bị chảy máu.
Ngoài những lý do trên, còn có thể do các nguyên nhân khác như lười đánh răng, răng lợi bị thương, sốt xuất huyết, tiểu đường….
2.1. Dùng Kem đánh răng dược liệu
Một trong những kem đánh răng dược liệu tốt nhất hiện nay là Kem đánh răng dược liệu Nam Dương với thành phần gồm 20 loại thảo dược thiên nhiên. Bao gồm: tinh chất trà xanh, tinh chất cam thảo, tinh dầu hoa cúc, tinh chất bạc hà, tinh dầu đinh hương, tinh dầu trầu không, tinh dầu long não… Trong đó Styphnolobium japonicum flower Extract (chiết xuất hoa hòe) có công dụng tăng sức bền của thành mạch máu, góp phần hỗ trợ ngăn ngừa bằng và kiểm soát tình trạng chảy máu chân răng.
Kem đánh răng dược liệu Nam Dương – Phòng ngừa và điều trị sâu răng, hôi miệng, nhiệt miệng, chảy máu chân răng
Ngoài ra, các thành phần có trong sản phẩm còn có chức năng sát khuẩn, kháng viêm, khử mùi… Vì vậy Kem đánh răng dược liệu Nam Dương hỗ trợ loại bỏ các tác nhân gây bệnh như viêm nướu, sâu răng…. Sau khi sử dụng khoảng 2 – 4 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.
2.2. Súc miệng bằng dầu dừa
Trong thành phần của dầu dừa có chứa axit lauric, đây là axit béo có khả năng tấn công các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm nướu, sâu răng, ngăn ngừa mảng bám. Vậy nên, dùng dầu dừa có thể hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Bạn chỉ cần dùng dầu dừa để súc miệng khoảng 1 – 2 phút. Sau đó đánh răng và súc lại bằng nước sạch. Cách này phát huy tốt nhất khi thực hiện vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy.
2.3. Dùng nghệ trị chảy máu chân răng
Hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau, loại sạch mảng bám và ngăn ngừa lợi bị viêm. Ngoài ra, nghệ còn giúp phục hồi phần nướu bị tổn thương và tiêu diệt một số loại vi khuẩn. Do đó, nghệ đã được rất nhiều người áp dụng thành công.
Cách thực hiện:
Áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần, sau vài tuần tình trạng sẽ giảm hẳn.
2.4. Đánh răng bằng tinh dầu cây trà xanh
Các hoạt chất trong tinh dầu trà xanh có khả năng chống lại các gốc tự do, hỗ trợ làm se các niêm mạc ở khu vực nướu, giảm chảy máu và ngăn ngừa tái phát. Bạn có thể pha loãng tinh dầu rồi dùng để đánh răng trực tiếp, hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu đã được pha loãng lên kem, rồi tiến hành như bình thường.
Lưu ý: Không dùng tinh dầu chè xanh khi chưa được pha loãng, vì có thể gây một số vấn đề kích ứng răng miệng.
2.5. Bã trà
Bên cạnh lá trà tươi, bã trà cũng kiểm soát tình trạng chân răng chảy máu hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy túi trà sau khi hãm đặt nhẹ vào vị trí nướu răng. Sau khoảng 2 – 3 phút thì bỏ túi trà ra và súc sạch miệng bằng nước ấm. Thực hiện ngày khoảng 2 – 3 lần để có được kết quả tốt nhất.
2.6. Nhai lá ổi
Bài thuốc từ lá ổi đã khiến nhiều người ngạc nhiên, vì công dụng trị các bệnh viêm nướu không hề thua kém trà xanh. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch vài lá ổi và nhai thật kỹ, sau đó nhổ bỏ bã. Thực hiện cách này khoảng vài tuần, tình trạng sẽ dứt hẳn.
2.7. Súc miệng bằng mật ong trà xanh
Mật ong và trà xanh được tin dùng
Sự kết hợp của mật ong và trà xanh mang đến kết quả đáng kinh ngạc trong chăm sóc răng miệng. Do vậy, hai nguyên liệu này đã góp mặt trong thành phần của rất nhiều loại kem đánh răng. Còn đối với cách dùng mật ong và trà xanh tươi để làm giảm máu chảy ở chân răng, bạn thực hiện như sau:
Dùng hỗn hợp này 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để có được kết quả như mong đợi.
2.8. Súc miệng nước muối ấm
Muối có tính sát khuẩn cao, hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng
Nếu nguyen nhân do nhiễm khuẩn, thì dùng nước muối ấm súc miệng là cách đơn giản nhất để cải thiện tình trạng này. Vì muối có tính sát khuẩn cao, có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây hại để bảo vệ răng miệng. Do đó, sử dụng nước muối sau khi đánh răng sẽ giúp điều trị rất tốt.
2.9. Nước cốt tỏi
Tỏi có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao
Tỏi có tính kháng viêm, diệt khuẩn cao nên đây cũng là một nguyên liệu tuyệt vời để điều trị răng bị chảy máu thường xuyên. Chỉ cần giã nửa củ tỏi tươi, sau đó chắt lấy nước cốt. Tiếp đó dùng tăm bông tẩm nước cốt tỏi và bôi nhẹ lên phần nướu đang bị viêm và chảy máu. Ngoài tác dụng phụ không ai mong muốn là hơi thở có một chút mùi tỏi, thì hiệu quả rất đáng để thực hiện.
2.10. Tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương cũng tương tự nước cốt tỏi
Tác dụng của tinh dầu đinh hương cũng tương tự nước cốt tỏi, cách thực hiện cũng giống nhau. Tuy nhiên bạn lưu ý là nên thấm nhẹ tinh dầu đinh hương vào nướu, vì tinh chất này có thể gây bỏng rát nướu nếu dùng với liều lượng lớn.
Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên, hi vọng bạn đã nắm được nguyên nhân cùng cách chữa trị chảy máu chân răng. Hãy lựa chọn cho mình cách phù hợp nhất để tạm biệt tình trạng khó chịu trên nhé.
Nguồn Tổng Hợp
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi
6 biểu hiện của sâu răng cần lưu ý
Cách phòng tránh bệnh răng miệng cho cả gia đình
Viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Sâu răng hôi miệng phải làm sao?
Bạn nên đánh răng khi nào và bao lâu một lần?
Tác hại của sâu răng trẻ em
12 nguyên nhân gây hôi miệng và cách trị dứt điểm tại nhà