Tam lăng hay Hắc tam lăng, Kinh tam lăng là cây thân thảo sống lâu năm được sử dụng để chữa các bệnh kinh bế, sản hậu ứ trệ, thông kinh nguyệt… Theo y học cổ truyền, dược liệu vị đắng tính bình, quy vào kinh can được đưa vào danh mục vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu.
Tam lăng là cây thân thảo sống lâu năm được sử dụng để chữa các bệnh kinh bế, sản hậu ứ trệ, thông kinh nguyệt.
Tên gọi khác: Tam lăng, Hắc tam lăng, Kinh tam lăng, Cồ nốc mảnh, Lòng thuyền
Tên khoa học: Seipus yagara Ohwi
Họ: Cói Cyperaceae
Bộ phận dùng: Thân rễ
Mô tả cây tam lăng
Trong y học cổ truyền, tam lăng nằm trong danh mục cây thuốc vị thuốc có tác dụng thay thế mật gấu. Cây thuốc này có những đặc điểm sau đây:
Đặc điểm thực vật
Tam lăng là loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân rễ cao to, thân cao 6 – 7 cm, to 1 – 2 cm. Một số đặc điểm nhận biết cụ thể như sau:
Phân bố
Cách thu hái
Bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây tam lăng là thân rễ. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào mùa đông đến mùa xuân, đào lấy rễ, rửa sạch, cạo sạch lớp vỏ ngoài và phơi khô.
Tam lăng được bào chế bằng cách đào củ rễ, bỏ hết lá, tua rễ rồi phơi hay sấy khô được gọi là tam lăng sống. Khi tam lăng trộn giấm lên màu thâm thì được gọi là tam lăng chế giấm.
Dược liệu thu được loại tốt là loại không xốp, không mốc mọt có bề ngoài màu tro nhợt, cứng chắc, mịn. Dược liệu có mặt ngoài nhăn, sần sùi, hình nón, hơi dẹt, có vết dao cắt. Có vị nhạt, nhấm hơi có cảm giác tê lưỡi.
Bảo quản
Dễ mốc nên cần bảo quản ở nơi kín, khô ráo, trước mùa cần đem phơi kỹ.
Thành phần hóa học
Chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về thành phần hóa học của tam lăng. Chỉ biết hai thành phần chính là tinh dầu và chất bột.
Theo y học cổ truyền, Tam Lăng có vị đắng, cay nồng, tính bình. Quy kinh Can, Tỳ, Vị. Các y văn cổ của Trung Quốc ghi nhận dược liệu này có tác dụng phá ứ tán trệ, hành khí thông kinh, chỉ thống. Chủ trị các chứng khí trệ, huyết ứ, thống kinh, thực tích, trưng hà tích tụ
Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, Tam Lăng có rất nhiều tác dụng tiềm năng.
- Trong lĩnh vực chống ung thư, rất nhiều bằng chứng cho thấy nó chống lại sự phát triển của khối u. Hiệu quả này tăng rõ rệt khi nó được kết hợp với dược liệu Nga truật. Nó có khả năng thúc đẩy quá trình tự chết của tế bào khối u. Ức chế tăng sinh tự nhiên của tế bào khối u và tế bào nội mô mạch máu.
- Chiết xuất của nó có thể kháng đông máu, chống huyết khối, hạn chế sự kết tập tiểu cầu. Tác dụng này mạnh mẽ hơn khi dược liệu được sao với giấm.
- Dược liệu này còn làm giảm độ nhớt của máu, giảm nồng độ Cholesterol toàn phần và Triglyceride máu, chống lại xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn não.
- Nó chứa thành phần đối kháng estrogen, điều chỉnh lượng hormon nội tiết. Ứng dụng trong điều trị tăng sản tuyến vú, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, thông kinh, u nang buồng trứng…
- Tác dụng kháng viêm, giảm đau cũng là một tác dụng nổi bật của dược liệu này.
- Tam lăng cũng chứa các hoạt chất chống oxi hóa và tăng cường miễn dịch.
Bào chế Tam Lăng
Sau khi đào lấy thân rễ của Tam Lăng, đem rửa sạch. Loại bỏ các tua rễ, cạo sạch lớp vỏ ngoài, sau đó đem phơi khô. Có thể dùng Tam lăng sống hoặc đem chế với giấm.
Bảo quản Tam lăng
Dược liệu này dễ ẩm mốc nên cần bảo quản nơi khô ráo, chống ẩm tốt.
Liều dùng: 3-10g mỗi lần.
Tam lăng là vị thuốc nam quý được dùng nhiều trong y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, tam lăng có công dụng bổ máu, giảm ứ trệ, giảm đau, hoạt khí. Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại, tam lăng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.
Tính vị
Vị ngọt đắng, cay, không độc.
Quy kinh
Quy vào kinh can tỳ.
Tác dụng
Phá huyết khu ứ, hành khí, chỉ thống (giảm đau), thông kinh, làm thuốc tiêu, thuốc tán.
Chủ trị
Liều dùng
Sử dụng tốt nhất là khoảng 3 – 10g tam lăng mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh.
Kiêng kỵ
Không dùng tam lăng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt r nhiều.
Tam lăng là vị thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, thường được dùng trong các bài thuốc sau:
Tóm lại, Tam Lăng là một dược liệu quý với rất nhiều tác dụng hữu ích. Tuy nhiên tác dụng phụ mà nó gây ra cũng vô cùng nguy hiểm. Cần đánh giá tình trạng bệnh lý của người bệnh, liều lượng và thời điểm sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thể phối hợp thuốc một cách an toàn nhất. Yoymed hy vọng những thông tin trên đây đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn đọc.
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục