Mạch môn là cây thân thảo với phần rễ củ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, thậm chí được cho là trị bệnh hiệu quả. Củ mạch môn được Đông y dùng trong một số bài thuốc chữa táo bón, ho ra máu, ho lâu ngày hoặc có đờm. Vậy mạch môn có tác dụng gì, cách dùng như thế nào, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mạch môn còn có nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như lan tiên, mạch đông, tóc tiên, cỏ lan... Tên khoa học của mạch môn là Convallaria japonica Linnaeus f. hoặc Ophiopogon japonicus, thuộc họ Tóc tiên (Ruscaceae). Loại cây này có nguồn gốc từ Nhật Bản, nhưng hiện nay đã được trồng làm cảnh hoặc dược liệu ở nhiều nơi. Mạch môn dược liệu tự mọc hoang và cũng được trồng tại nhiều vùng thuộc phía Bắc nước ta như Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An...
Đây là một loại cây thân thảo, cao từ 10 - 40cm, thường có màu xanh và sống lâu năm. Lá mạch môn thẳng, màu xanh lục, bề mặt dài khoảng 20 - 40cm và hẹp chỉ từ 1 - 4mm, mọc từ gốc vươn lên. Cuống lá mạch môn có bẹ, mép lá răng cưa. Rễ cây mạch môn dạng chùm. Màu sắc của hoa biến đổi từ trắng đến tím nhạt. Hoa mạch môn mọc thành từng cành trên thân cây, dài khoảng 5 - 10cm. Mạch môn cho quả mọng, màu xanh lam, đường kính chỉ khoảng 5 - 6mm. Trong mỗi quả có chứa từ 1 – 2 hạt.
Đặc biệt, phần củ mạch môn (phát triển từ rễ) là bộ phận thường được sử dụng. Loại củ này to bằng đầu đũa, có 2 đầu dẹt, thân mập tròn, mềm, vỏ màu trắng vàng, thịt ngọt. Vào độ tháng 9 - 12 trong năm, người ta có thể chọn thu hái phần củ mạch môn từ những cây đã sống được 2 năm tuổi. Sau khi thu hoạch, cần sơ chế phần củ mạch môn như sau:
Cần bảo quản vị thuốc mạch môn ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, đặc biệt là phải tránh ẩm thấp. Củ không mốc, không bị teo là tốt. Những củ cứng, vị đắng thì không nên dùng.
Cây mạch môn đã được sơ chế và có thể sử dụng
Bên trong củ mạch môn có chứa thành phần hóa học như đường các loại (glucose, saccharose và fructose, glucofructan); vitamin; stigmasterol; B - sitosterol và D - Glucosid.
Vị thuốc mạch môn có tính hàn, vị ngọt nhưng cũng hơi đắng. Phần củ được Quy kinh Phế, Vị, Tâm. Về mạch môn có tác dụng gì, Đông y cho rằng mạch môn dược liệu giúp cơ thể an thần, bổ phế, thanh nhiệt và giải độc, lợi tiểu, ích tinh - tân dịch.
Nhờ những công dụng của mạch môn kể trên, vị thuốc này được cho là có khả năng điều trị các chứng bệnh như ho ra máu và có đờm, khô miệng, táo bón...
Mỗi ngày có thể dùng khoảng 6 - 20g củ mạch môn sắc thành thuốc uống nguyên chất hoặc kết hợp với một số dược liệu khác tùy theo nhu cầu và sự hướng dẫn của bác sĩ.
Vị thuốc mạch môn được ứng dụng trong nhiều phương pháp dân gian, chẳng hạn như:
Mạch môn sử dụng điều tri bệnh cần dùng đúng hàm lượng
Bên cạnh việc biết mạch môn có tác dụng gì thì việc biết được những lưu ý khi sử dụng mạch môn cũng vô cùng quan trọng. Khi sử dụng mạch môn và các bài thuốc có nguyên liệu mạch môn, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Củ mạch môn dược liệu có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, điều trị được nhiều bệnh như táo bón, ho các loại... Tuy nhiên, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên Y Học Cổ Truyền trước khi tiến hành điều trị bằng các bài thuốc Đông y nói chung, tránh tự ý sắc thuốc kết hợp nhiều loại dược liệu bừa bãi.
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục