Phục thần là phần ôm đoạn rễ thông bên trong của nấm Phục linh. Trong Y học cổ truyền, Phục thần có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, được quy vào kinh Tâm, Phế, Tỳ, Thận và Vị. Dược liệu này được sử dụng trong bài thuốc Đông y chữa yếu tim, suy nhược thần kinh, ngủ không yên, hay hồi hộp, lo lắng. Ngoài ra, phục thần còn có tác dụng chữa lành các vết thương, cải thiện giấc ngủ, an thần.
Phục thần là nấm Phục linh bị phần rễ cây thông cắt ngang qua
Tên khoa học: Poria cocos (Pachyma hoelen)
Họ: Thuộc họ Nấm lỗ (Polyporaceae)
Phân biệt Phục thần với các vị thuốc khác trong nấm Phục linh:
+ Mô tả:
Phục thần được biết là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong. Phục linh mọc ký sinh hoặc cộng sinh ở rễ cây thông, đây được xem là một loại nấm quý trong kho tàng các vị thuốc Đông y. Phục linh bị rễ thông đâm xuyên qua nó, nằm sâu dưới mặt đất khoảng 20 – 30 cm.
+ Phân bố:
Phục thần được tìm thấy tại các khu rừng thông và được tìm thấy đầu tiên ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Về sau, phục linh được tìm thấy ở các vùng khám thuộc nước ta nhưng số lượng tìm thấy không được nhiều: Gia Lai, Thanh Hóa, Hà Giang,…
+ Bộ phận dùng: Dùng bộ phận cắt ngang bởi rễ thông của nấm Phục linh.
+ Thu hái: Thu hái Phục thần quanh năm, thời điểm tốt nhất là vào mùa thu, khi ấy lượng Phục linh phát triển nhiều nhất trong năm.
+ Chế biến: Ngâm Phục linh cùng với nước, rửa sạch để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn, Sau đó với ráo ráo, cắt thành từng bộ phận, lấy phần Phục thần trong nấm Phục linh, thái lát rồi đem phơi dưới nắng hoặc sấy khô.
+ Bảo quản: Bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm móc, tốt nhất nên bảo quản trong bọc kín để sử dụng lâu dài.
Trong Phục thần có chứa các thành phần hóa học sau:
Phục thần có vị ngọt nhạt, tính bình, không độc.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
Chưa có nghiên cứu dược lý hiện đại về công dụng của Phục thần.
Theo Y học cổ truyền
+ Tác dụng:
+ Chủ trị:
Dùng Phục thần cùng với các vị thuốc khác ở dạng thuốc sắc hoặc có thể tán thành bột, hòa cùng với ít mật rồi làm hoàn.
Liều lượng sử dụng thích hợp cho mỗi lần khoảng 6 – 12 gram.
Phục thần có vỏ ngoài màu nâu hoặc nâu đen, hình dạng sần sùi, có khi xuất hiện các phần bướu, mặt cắt có chứa chất bột màu trắng đục hoặc vàng ngà, phần giữa có rễ thông xuyên qua. Với công dụng vừa nêu trên, trong Đông y đã sử dụng Phục thần trong các bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc chữa bệnh từ Phục thần hiệu quả
Không được sử dụng bài thuốc trên cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với Phục thần, hoặc các thành phần có trong bài thuốc.
Thông tin bài viết đã giúp bạn đọc viết thêm dược liệu Phục thần – một trong những dược liệu quý. Người bệnh có nhu cầu sử dụng dược liệu trên để điều trị bệnh, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ, không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Bởi công dụng về dược liệu này chưa nghiên cứu và đưa ra kết luận chính xác.
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục