Giảm sốc thiết vị bếp
Đông y điều trị bệnh rối loạn tiền đình
15-01-2024 09:36:58 | Bài thuốc đông y

Rối loạn tiền đình là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên. Hiện y học hiện đại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, còn phương pháp y học cổ truyền cho thấy kết quả khả quan. Vậy chữa rối loạn tiền đình bằng đông y có hiệu quả không? Cần lưu ý gì khi chữa bằng đông y?

1. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình hay còn gọi là bệnh Meniere, hội chứng Meniere là một bệnh lý thường hay gặp ở người trung niên. Bệnh bắt đầu sau khi làm việc mệt mỏi, tức giận, lo lắng, hoặc ăn một lượng lớn chất béo. Các triệu chứng như ù tai, đau âm ỉ sau tai và cảm giác nóng rát xung quanh tai thường xuất hiện trước khi lên cơn. Lúc lên cơn, triệu chứng điển hình như chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng, say sóng, ù tai, ù tai, điếc tai, buồn nôn, nôn, da xanh xao, đổ mồ hôi nhiều, mất chức năng tiền đình.

Biểu hiện của rối loạn tiền đình

2. Nguyên nhân, triệu chứng

2.1. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên do các nguyên nhân: Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; Rối loạn chuyển hóa bao gồm: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết…

Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình trung ương thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Tuổi tác: phần lớn những người ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ do suy giảm chức năng của 1 số cơ quan. Theo số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.
  • Mất máu quá nhiều: những người bị mất máu do chấn thương, người mắc bệnh nào khó khiến cơ thể thường xuyên nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh… là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.
  • Căng thẳng.
  • Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia…

2.2. Triệu chứng

Trước khi lên cơn thường có các triệu chứng như ve kêu trong tai, đau âm ỉ sau tai, quanh tai nóng bừng. Lúc lên cơn, đau đầu, sợ ánh sáng, choáng váng như say sóng, ù tai, nặng tai, giảm thính lực, buồn nôn, nôn, sắc mặt tái nhợt, chảy nhiều mồ hôi, chức năng tiền đình suy giảm...

Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của rối loạn tiền đình hiện vẫn chưa được biết rõ. Bệnh được nhiều tác giả cho rằng phản ứng dị ứng do rối loạn chuyển hóa nước, muối và hẹp các mạch máu tai trong gây suy giảm bài tiết và hấp thu dịch tai trong, gây ra nước mê, và gây thiếu oxy tai trong.

3. Có thể chữa rối loạn tiền đình bằng đông y?

Hiện nay y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp chữa trị đặc biệt đối với bệnh rối loạn tiền đình. Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy điều trị bằng phương pháp Y Học Cổ Truyền đạt kết quả tương đối tốt. Theo Y Học Cổ Truyền, bệnh rối loạn tiền đình thuộc phạm vi chứng huyễn vựng với hai thể loại là thực chứng và hư chứng. Huyễn vựng có triệu chứng như đầu váng, mắt hoa, ngồi trên xuồng cảm giác như trời đất quay cuồng, đứng lên đột ngột thì muốn ngã (huyễn là hoa mắt, vựng là có cảm giác chòng chành như ngồi thuyền, quay chuyển không yên, gọi chung là chóng mặt).

Đông y có thể điều trị rối loạn tiền đình

Các bài thuốc đông y rối loạn tiền đình là các thảo dược thiên nhiên, rất tốt cho cơ thể và không có các tác dụng phụ. Các bài thuốc này được tìm thấy trong dân gian, được y học cổ truyền lưu giữ lại. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là có khả năng tác động vào căn nguyên gây bệnh, đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn lành tính với cơ thể người dùng dù sử dụng trong thời gian dài.

Ngoài việc sử dụng thuốc đông y, bệnh nhân có thể kết hợp châm cứu, bấm huyệt, chú ý đến chế độ ăn uống thường ngày.

4. Bài thuốc đông y chữa rối loạn tiền đình

4.1. Rối loạn tiền đình do thực chứng

Biểu hiện của rối loạn tiền đình do thực chứng là ù tai đột ngột, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác mọi thứ xung quanh quay cuồng, cảm giác như muốn ngã, người bệnh luôn muốn nhắm mắt và nằm xuống không sẽ bị té. Theo đông y trường hợp này là do can hỏa hóa phong rồi bốc lên mà sinh ra bệnh. Mặt khác cũng có thể do đờm thấp đình trệ, làm khí thanh dương bị tụt do đó gây ra bệnh. Trong tạp bệnh chứng trị tân nghĩa người ra sử dụng phương ‘thiên ma câu đằng ẩm’ trong trường hợp rối loạn tiền đình do thực chứng này.

‘Thiên ma câu đằng ẩm’ bao gồm 12g câu đằng, 12g ích mẫu, 12g ngưu tất, 12g phục thần, 12g sơn chi, 12g tang ký sinh, 10g dạ giao đằng, 10g đỗ trọng, 10g hoàng cầm, 20g thạch quyết minh sống, 8g thiên ma, 10g hà thủ ô trắng. Sắc mỗi loại như trên uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 -3 lần uống trong ngày. Uống 3-6 thang liên tiếp.

Vị thuốc kỷ tử trong bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng thang

‘Nhị căn thang’ là phương có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, khử đờm, lợi thấp, điều trị rối loạn tiền đình. ‘Nhị căn thang’ bao gồm 20g cát căn, 30g hải đới căn, 12g xung khung, 10g bán hạ, 16g thạch xương bồ, 16g đại giả thanh. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 -3 uống trong ngày. Uống 3-6 thang liên tiếp.

4.2. Rối loạn tiền đình do hư chứng

Biểu hiện của rối loạn tiền đình do hư chứng là đột ngột bị ù tai, cảm thấy chóng mặt, hoa mát. Cơn chóng mặt cũng có thể xảy ra trong thời gian ngắn, chốc lát hoặc vài tiếng đồng hồ hay vài ngày. Rối loạn tiền đình do hư chứng xảy ra chủ yếu do thận, can, tâm, thận kém, tỳ suy do đó không nuôi dưỡng được can huyết khiến cho can dương vượng lên mà phát sinh bệnh,

Trong Y cấp, người ta sử dụng phương ‘Kỷ cúc địa hoàng hoàn’ điều trị cho bệnh này. ‘Kỷ cúc địa hoàng hoàn’ bao gồm 120g bạch cúc hoa, 120g cân kỷ tử, 120g đơn bì, 120g phục linh, 120g trạch tả, 160g sơn dược, 160g sơn thù, 320g thục địa. Nghiền hỗn hợp làm bột mịn. Mỗi ngày uống khoảng 8 -16g, pha với nước muối nhạt.

Trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn thì phương ‘định huyễn thang’ có tác dụng kiện tỳ thử thấp, đờm tức phong, điều trị rối loạn tiền đình. Định huyễn thang bao gồm 20g bạch tật lê, 20g trạch tả, 16g thiên ma, 16g bán hạ, 12g đạm trúc điệp, 12g phục thần, 12g cát nhân, 30g long cốt (Long cốt nên được sắc trước). Sắc với nước mỗi ngày 1 thang uống mỗi ngày 2 -3 lần. Uống 5 đến 10 thang liên tiếp. Phương này rất hiệu quả.

Trong Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn thì phương ‘Chỉ huyễn trừ vựng thang’ có tác dụng đờm, lợi thấp, khử ứ, điều trị rối loạn tiền đình. ‘Chỉ huyễn trừ vựng’ bao gồm 12g bán hạ, 12g ngưu tất, 12g sinh khương, 30g xa tiền tử, 16g trạch lan, 16h quế chi, 20g bạch truật, 6g hổ phách, 24g đan sâm, 24g phục linh, 40g mẫu lệ. Mỗi ngày 1 thang sắc với nước uống, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Sẽ rất hiệu nghiệm nếu uống liên tiếp 5-7 thang.

Vị thuốc bán hạ trong bài Bán hạ bạch truật thiên ma thang

4.3. Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh áp dụng bài thuốc chữa rối loạn tiền đình theo Đông y, việc điều chỉnh lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt hơn bao gồm:

  • Giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, không nóng giận, không lo nghĩ, không buồn phiền và không sợ hãi.
  • Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, không quá tải cả về công việc và học tập.
  • Dinh dưỡng thanh đạm và tăng cường rau xanh, trái cây và các loại đậu.
  • Cần hạn chế ăn nhiều chất béo, đồ cay nóng như ớt, mỡ động vật, hạt tiêu và đồ xào rán.
  • Nên tránh uống các loại đồ uống kích thích như rượu, bia và thuốc lá vì chúng có thể làm tăng độ sinh đàm nhiệt.

Bên cạnh đó, có một số món ăn có thể giúp điều trị bệnh như sử dụng nước trà và trần bì để thay thế cho nước lọc trong nước uống hàng ngày.

Một số bài thuốc thức ăn dùng có lợi trong điều trị bệnh:

- Trà Trần bì: Trần bì 10g, trà 5g hãm uống thay nước hàng ngày.

- Nước sắc râu ngô: Râu ngô 30g, cho nước 300ml sắc còn 150ml, uống lúc đói (trị đàm ẩm).

- Nấm mộc nhĩ trắng 15g (mộc nhĩ ngâm nước một đêm cho nở), thịt lợn nạc 50g, Táo đỏ 10 quả gia nước hầm chín, ăn hàng ngày (trị chứng hư huyễn).

Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình theo Đông y đã được sử dụng từ lâu và mang lại hiệu quả giúp người bệnh giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai... Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, việc sử dụng bài thuốc cần được thực hiện đúng cách và kết hợp với phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Nếu có triệu chứng của rối loạn tiền đình, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình.

Theo YHCT

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo