Giảm sốc thiết vị bếp
Đông y chữa rối loạn lo âu
22-05-2023 17:21:28 | Bài thuốc đông y

Các bài thuốc đông y tương đối an toàn và không để lại tác dụng phụ lại có hiệu quả điều trị do đó mà ngày càng nhiều người tìm kiếm các phương pháp đông y để điều trị rối loạn lo âu kéo dài. Vậy thuốc đông y chữa rối loạn lo âu được không, có hiệu quả không? Nếu bạn có đang băn khoăn về các bài thuốc đông y và cách sử dụng đối với người mắc chứng rối loạn lo âu trầm cảm thì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Rối loạn lo âu là gì?

Phản ứng của cơ thể khi căng thẳng là lo lắng, phản ứng này có lợi trong một số trường hợp. Nó là phản ứng bảo vệ giúp cơ thể cảnh giác với những nguy hiểm và giúp chuẩn bị tinh thần để đối phó với những tình huống gây căng thẳng. Tuy nhiên khi phản ứng này quá mức thì nó là rối loạn cần phải chú ý. Gần 30% dân số sẽ phải trải qua rối loạn lo âu ít nhất vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời, chính vì vậy lo âu được cho là rối loạn tâm thần phổ biến. Rối loạn lo âu khi chưa trầm trọng quá mức có thể điều trị được, và mọi người có thể sống bình thường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn việc điều trị phức tạp và hiệu quả thấp hơn như: rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu phân ly, ám ảnh sợ hãi và rối loạn lo âu xã hội. Một số yếu tố có thể liên quan đến tình trạng rối loạn lo âu như: di truyền, tâm lý, môi trường và sự phát triển của cơ thể.

Khi bị rối loạn lo âu bạn sẽ đi lại, đứng ngồi không yên, vò đầu bứt tai

2. Rối loạn lo âu có những loại nào?  

Một số loại rối loạn lo âu có thể bạn đã biết:

2.1. Rối loạn lo âu lan tỏa

Đây là loại rối loạn lo âu có biểu hiện là lo lắng một các thái quá trước nhiều sự kiện và hoạt động. Sự lo âu này thường khó kiểm soát đi kèm với các biểu hiện về thể chất như khó ngủ, căng thẳng cơ, bứt rứt, bực tức, khó chịu và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, công việc và học tập của bệnh.

2.2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Là những người có hành vi lặp lại nhiều lần và bị ám ảnh tới mức không thể kiểm soát, ví dụ như thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp lau dọn liên tục, rửa tay nhiều lần vì sự vi trùng, vi khuẩn... Sự ám ảnh này thường gây mất thời gian, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động xã hội và cả cuộc sống cá nhân của người bệnh, nhiều khi còn khiến cho người xung quanh cảm thấy khó chịu. 

OCD khiến người bệnh bị ám ảnh mất kiểm soát về các sự vật và sự kiện xung quanh

2.3. Rối loạn hoảng loạn

Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là hoảng sợ cực độ. Những cơn hoảng sợ thường diễn ra khá ngắn và bất ngờ, khiến cơ thể phản ứng lại dữ dội bằng các hiện tượng như đau ngực, khó thở, đau tim... Bệnh nhân thường không thích ở những nơi dễ khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ. Nhiều khi biểu hiện hoảng sợ còn lấn át họ, tới nỗi họ cố thủ trong nhà, tránh giao tiếp xã hội.

Rối loạn hoảng loạn có thể khác nhau ở mỗi người nhưng tựu chung biểu hiện ban đầu thường là đau ngực, nhịp tim nhanh, choáng váng, nghẹt thở... Nghiêm trọng hơn, người bệnh đôi khi còn cảm thấy sợ chết, phát điên...

2.4. Rối loạn lo âu xã hội

Bệnh đặc trưng bởi sự lo lắng, hoảng sợ quá mức trong các sự kiện hàng ngày, nhất là khi họ bị bẽ mặt hoặc xấu hổ trước đám đông vì sự thể hiện của họ không đáp ứng được như kỳ vọng, ví dụ như sợ phát biểu trước nhiều người, sợ gặp người lạ, sợ ánh đèn sân khấu...

3. Những biểu hiện ở một người bị rối loạn lo âu 

Sau đây là các dấu hiệu chung khi bị rối loạn lo âu:

  • Hoảng sợ hoặc lo âu thái quá, không bao giờ cảm thấy an toàn hoặc chắc chắn;
  • Khó thở, khó ngủ, khó tập trung và bồn chồn, khó đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ;

Người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy bồn chồn, không chắc chắn

  • Lạnh và hay đổ mồ hôi tay. Có cảm giác ngứa ran hoặc tê cứng tay và chân;
  • Khô miệng, cảm thấy buồn nôn;
  • Tim đập nhanh, chóng mặt, căng thẳng cơ bắp;
  • Lặp lại nhiều lần các hành vi như kiểm tra khóa cửa, rửa tay... và bị ám ảnh thường xuyên về một vấn đề nào đó;
  • Khó giữ bình tĩnh để vượt qua được cảm giác lo âu.

4. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thường khó để xác định rõ nguyên nhân nhưng những yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh:

  • Do tâm lý: tính cách dễ bị lo âu hoặc sang chấn tâm lý từ nhỏ;
  • Do di truyền: nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh tâm lý thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng;
  • Do môi trường, xã hội: căng thẳng, stress kéo dài từ công việc, môi trường sống, gia đình...
  • Do yếu tố về thần kinh.

5. Thuốc đông y chữa rối loạn lo âu hiệu quả không?

Ngày càng nhiều người tìm đến các cách chữa bệnh sử dụng đông y trong đó bao gồm cả rối loạn lo âu. Phương pháp thông thường trong y học hiện đại là sử dụng thuốc chống loạn thần nhằm giúp ổn định lượng serotonin ở trong não. Tuy nhiên cũng sẽ có người bệnh dị ứng với thuốc hoặc sử dụng lâu dài có thể gặp tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khoẻ ví dụ như: suy giảm ham muốn tình dục, loạn nhịp tim, tăng nguy cơ đột quỵ não.... Một hiện tượng cũng thường xuyên gặp phải ở những người mắc rối loạn lo âu là việc lạm dụng chất gây nghiện (rượu bia, thuốc phiện...) từ đó dẫn đến trầm cảm. Nặng hơn người bệnh có biểu hiện tự huỷ hoại bản thân và thậm chí là tự tử.

Tuy nhiên, điều trị bằng đông y cũng có một số hạn chế như phụ thuộc vào cơ địa, hiệu quả chậm. Nếu sau khi sử dụng phương pháp này mà không có cải thiện thì bệnh nhân nên thay đổi phương pháp điều trị để không cản trở quá trình điều trị. Trong trường hợp có phản ứng, cần kết hợp liệu pháp tâm lý và lối sống lành mạnh để có thể tác động toàn diện đến sức khỏe tâm thần. Điều trị rối loạn lo âu bằng các phương pháp đông y có thể cải thiện các triệu chứng tâm lý và thể chất.

Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y là phương pháp được nhiều người tin dùng

6. Những bài thuốc đông y chữa rối loạn lo âu

6.1. Bài thuốc Táo Nhân

Táo nhân là một loại cây ăn quả vô cùng quen thuộc và đặc biệt là ở các vùng nông thông, đồi núi. Không chỉ là một loại quả được yêu thích mà chúng còn có tác dụng an thần; hỗ trợ giấc ngủ; hạ huyết áp; chống loạn nhịp và giảm đau hạ nhiệt vô cùng tuyệt vời.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Táo nhân, sinh long mẫu mỗi loại 18 gram; nguyên nhục, thạch xương bồ, thái tử sâm mỗi loại 9 gram; trần bì, liên tử tâm mỗi loại 6 gram; phù tiểu mạch 30 gram; thần sa 1,8 gram; bách hợp 45 gram; chích cam thảo 4,5 gram và có thể bổ sung thêm nhiều vị thuốc khác tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người.
  • Cách làm: Sắc các vị thuốc trên để uống mỗi ngày để điều trị chứng rối loạn lo âu.

6.2. Bài thuốc từ lá trà xanh

Lá trà xanh được xem là một loại dược liệu tuyệt vời với tác dụng giảm âu lo, căng thẳng; chống oxy hóa; thanh lọc cơ thể; kích thích thần kinh và giải nhiệt, giải độc tố… nhờ những loại axit amin tác động tích cực đến não bộ.

  • Nguyên liệu: Lá trà xanh
  • Cách làm: Bạn rửa thật sạch lá trà xanh, mỗi ngày đun một nắm lá sắc thành nước và uống thường xuyên.

Lá trà xanh – loại dược liệu quen thuộc của nhiều người dân Việt Nam và có công dụng giúp giảm thiểu các triệu chứng rối loạn lo âu

6.3. Bài thuốc từ nấm linh chi

Nấm linh chi là một loại dược liệu được xem là “thần dược” trong điều trị các bệnh lý như: rối loạn lo âu; trầm cảm; stress – căng thẳng mệt mỏi… Loại dược liệu này có thể điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng và kích thích sự thư giãn trong tâm lý con người.

  • Nguyên liệu: 50 gram nấm linh chi mỗi ngày
  • Cách làm: Rửa sạch bụi bẩn và cho sắc cùng với 1 lít nước, đun sôi trong vòng 2 – 3 phút rồi tắt bếp trong vòng 5 – 10 phút lại bật lửa nhỏ để đun tiếp. Cho đến khi nước trong ấm cạn còn khoảng 800 ml thì chắt ra lấy nước và sử dụng.

6.4. Bài thuốc tiểu hồi hương

Tiểu hồi hương có công dụng tăng tiết dịch của dạ dày và ruột; kích thích trung tiện lúc đầy bụng; giúp giảm đâu, giảm co thắt bụng… Bên cạnh đó, nếu sử dụng tiểu hồi hương làm nước uống hàng ngày sẽ giúp người bệnh giảm hồi hộp và lo lắng.

  • Nguyên liệu: Tiểu hồi hương, long xỉ, trần bì, thục địa đản nam tinh, thục phụ tử long đan thảo, sơn thù du, ngô thù du
  • Cách làm: Cho các dược liệu đã nêu vào sắc thành nước uống mỗi ngày và duy trì trong 1 – 2 tháng sẽ nhận ra được hiệu quả của thuốc.

6.5. Bài thuốc lá bạc hà

Lá bạc hà có thể giúp người bệnh giảm chứng khó ngủ, m ất ngủ; nhịp tim không ổn định và có tác dụng trong việc khắc phục chứng trầm cảm.

  • Nguyên liệu: 2 – 6 gram lá bạc hà
  • Cách làm: Bạn có thể ăn sống như một loại rau thơm trong bữa ăn hoặc xay nhuyễn cùng các loại trái cây khác làm nước uống hàng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn mắc chứng đau đầu, khó ngủ… hãy sử dụng lá bạc hà để ép thành tinh dầu và thoa chúng lên thái dương mỗi khi cần. Bài thuốc này sẽ giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn rất nhiều.

6.6. Bài thuốc từ hợp hoan bì

Dược liệu hợp hoan bì được lấy từ vỏ cây hợp hoan (còn gọi là hợp hôn bì, bạch hoan bìm, thanh thường bì; dạ hợp bì...). Theo y học hiện đại, hợp hoan bì có tác dụng giảm stress, tăng cường chức năng cho hệ thần kinh và giải tỏa lo âu, mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm, đau nhức cơ thể, rối loạn cảm xúc…

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: từ 12 gram hợp hoan bì
  • Cách làm: Dùng 12 gram hợp hoan bì sắc với 300 ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 100 ml thì tắt bếp.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Hợp hoan bì toan táo nhân và trắc bạch diệp mỗi loại 9 gram
  • Cách làm: Táo nhân đem sao vàng và sắc cùng với các dược liệu còn lại.

6.7. Bài thuốc từ can khí uất

Bài thuốc Can khí uất sẽ giúp người mắc hội chứng rối loạn lo âu giảm kích động, cáu gắt, lo lắng; sợ hãi… đưa người bệnh trở lại với tâm lý thoải mái, thư giãn hơn.

  • Nguyên liệu: Sài hồi, sinh địa mỗi loại 12 gram; 8 gram bạc hà; gừng nướng, cam thảo mỗi loại 1gram; 3 quả táo; ngoài ra cho thêm bạch truột, trần bì, mạch môn, hàng cấm, bán hạ.
  • Cách làm: Sử dụng các dược liệu trên để sắc thành nước và uống mỗi ngày 3 lần.

6.8. Bài thuốc từ thục địa

Thục địa hay còn được gọi với cái tên dân gian là Cảnh nhạc toàn thư. Đây là loài cây thuốc quý sống lâu năm và có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, tăng cường chức năng tim, hạ huyết áp và mất ngủ, ngủ không sâu giấc…

  • Nguyên liệu: 12 gram thục địa, táo nhân, hoàng kỳ, đẳng sâm, mạch môn, phục thần, đương quy; 4 gram quế nhục, cam thảo, mộc hương; bạch truột và hạt sen mỗi loại 16 gram.
  • Cách làm: Sử dụng những vị thảo dược trên sắc lấy nước và uống 3 lần/ ngày để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất.

6.9. Bài thuốc từ cây viễn chí

Theo quan niệm của giới Y học cổ truyền, viễn trí có tác dụng an thần, tiêu ung thũng, ích trí… rất có lợi cho sức khỏe và cụ thể là trong việc điều trị chứng rối loạn lo âu hay chứng rối loạn lo âu lan tỏa.

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: tán viễn chí ra thành bột, mỗi ngày sử dụng 8 gram bột viễn chí.
  • Cách làm: Dùng bột viễn chí pha với nước cơm và sử dụng mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Viễn chí, quy bàn, long cốt mỗi loại 10 gram; xương bồ 3 gram.
  • Cách làm: Cho các dược liệu trên vào sắc lấy nước uống mỗi ngày.

7. Một số lưu ý khi chữa rối loạn lo âu bằng Đông y

Chữa rối loạn lo âu bằng Đông y có thể cải thiện các triệu chứng về mặt tâm lý và thể chất. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Điều trị rối loạn lo âu bằng đông y phù hợp với những người cơ địa kém đáp ứng với y học hiện đại hoặc những người không dùng được thuốc tây y.
  • Hiện nay có rất nhiều phòng khám đông y kém chất lượng, sử dụng các loại thảo dược không đảm bảo, bác sĩ kém năng lực. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh phải lựa chọn bệnh viện uy tín, tin cậy.
  • Không sử dụng bừa bãi các loại thuốc đông y điều trị rối loạn lo âu. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn sử dụng phương pháp điều trị này thay thế.
  • Không tự ý kết hợp đông tây y. Các loại thuốc tương tác với nhau và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu sử dụng thuốc bổ thần kinh khi đang sử dụng thuốc đông y.
  • Cần chú ý đun sôi theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả đúng như bài thuốc đưa ra.
  • Thuốc thảo dược truyền thống có tác dụng chậm. Vì vậy, bạn nên tiếp tục sử dụng trong thời gian dài để nhận thấy sự cải thiện.
  • Đáp ứng với điều trị khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Nếu dùng thuốc đông y không có cải thiện, bệnh nhân có thể chuyển sang dùng thuốc tây y và nên kết hợp với các liệu pháp tâm lý để có kết quả tốt nhất.
  • Khi điều trị rối loạn lo âu bằng đông y cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc và tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao khoa học. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung các loại thuốc bổ thần kinh để giải tỏa lo lắng, căng thẳng quá mức.
  • Cần có người thân, người chăm sóc để phòng tránh trong những trường hợp người bệnh có ý nghĩ hoặc hành vi tự hủy hoại / tự tử để xử trí kịp thời.

Cần trao đổi với thầy thuốc cụ thể về vấn đề bạn gặp phải để giải quyết các vấn đề liên quan đến ngoại cảnh. Các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu trong đông y cũng có rất nhiều tác dụng trong điều trị, cho nên hãy cân nhắc sử dụng thêm các phương pháp này. Điều trị rối loạn lo âu bằng Đông y được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ có độ an toàn cao. Tuy nhiên trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc để được tư vấn cụ thể. Ngoài các bài thuốc trên, có thể kết hợp thêm với xoa bóp bấm huyệt và châm cứu để tăng hiệu quả.

Tài liệu tham khảo: YHCT, Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Đông Y Toàn Tập

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo