Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, có nhiều cách để giảm bớt tình trạng đau bụng, khó chịu khi bị đau dạ dày. Trước khi sử dụng tới các loại thuốc tây, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà dưới đây.
Xoa bóp bụng khi bị đau dạ dày là một phương pháp vật lý trị liệu mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Xoa bóp đúng cách sẽ giúp làm giảm các cơn co thắt dạ dày hiệu quả.
Lưu ý: Chỉ nên xoa bóp bụng sau ăn 1 giờ, tránh áp dụng cách giảm đau dạ dày này sau khi ăn sẽ càng khiến dạ dày đau hơn. Mỗi lần xoa chỉ nên giới hạn từ 10-15 phút là đủ.
Đối với người có các vấn đề về tiêu hóa, việc uống đủ nước là điều bắt buộc. Thiếu nước hoặc mất nước khiến hoạt động tiêu hóa trở nên chậm hơn, kém hơn, từ đó làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Uống nước còn giúp giảm chứng ợ nóng. Với người trưởng thành, lượng nước được khuyến nghị là khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Với trẻ nhỏ sẽ ít hơn, dao động từ 950ml tới 1,2 lít tùy theo độ tuổi.
Uống nhiều nước giúp giảm đau dạ dày hiệu quả
Nếu đau ở mức độ nhẹ, chườm ấm là một cách giúp giảm đau dạ dày đơn giản nhưng hiệu quả. Nhờ hơi ấm, các mạch máu vùng thượng vị được thư giãn và giảm sự co bóp, ngoài ra còn thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn. Khi đau, bạn có thể chườm ấm bụng trong 10-20 phút, nhiệt độ nước dao động từ 50-60 độ C.
Trong trường hợp đau dạ dày do bị căng thẳng quá mức, hít thở là cách giúp tâm trạng bạn nhanh chóng ổn định lại và làm giảm cơn đau bụng. Lý do là khi hít thở sâu giúp dạ dày giảm tiết dịch vị và giải phóng Endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh giúp giảm đau tự nhiên. Bạn nên tập hít thở 2 lần/ ngày, mỗi lần từ 3-5 nhịp.
Nhiều người có thói quen nằm nghỉ khi xuất hiện các cơn đau dạ dày, tuy nhiên hành động này không nên làm. Bởi vì khi nằm, axit trong dạ dày dễ di chuyển lên trên, gây ra chứng ợ chua. Nếu đang đau bụng, bạn nên cố gắng ngồi nghỉ; không nằm hoặc đi ngủ trong ít nhất vài tiếng cho tới khi cơn đau dạ dày kết thúc.
Các thực phẩm khó tiêu như thức ăn nhiều dầu mỡ, giàu tính axit, sản phẩm có thành phần lúa mì, thức ăn cay nóng… càng làm cho tình trạng đau dạ dày tệ hơn. Vì vậy, nếu bụng bạn đang khó chịu thì cần tránh các thực phẩm này. Thay vào đó bạn nên ăn trái cây, rau củ tươi để góp phần “làm dịu” dạ dày.
Nghệ và mật ong là những chất chống viêm tự nhiên, do đó có thể giúp giảm viêm, giảm đau bao tử. Người bệnh có thể dùng nước ấm có hòa tan tinh bột nghệ cùng mật ong (tỷ lệ 100ml – 10g bột nghệ – 2 thìa mật ong), dùng trước bữa ăn; mỗi ngày 2-3 ly. Trong vài tháng bạn sẽ dần cảm thấy cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Dùng nghệ kết hợp với mật ong là một trong những cách giúp giảm đau dạ dày
Gừng có thể giúp bạn giảm đau dạ dày cấp tốc tại nhà. Bạn có thể thêm gừng khi chế biến thức ăn hay dùng như một nguyên liệu để uống trà. Tuy nhiên, chỉ nên dùng gừng ở liều lượng vừa phải.
Bạc hà là nguyên liệu thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong chống viêm, giảm các cơn đau. Tinh dầu bạc hà được xem là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Bạn có thể dùng các sản phẩm có thành phần bạc hà như trà, kẹo ngậm hoặc dùng lá tươi để điều trị đau dạ dày theo cách sau:
Giảm đau dạ dày tại nhà bằng lá bạc hà
Khi các cách giảm đau dạ dày ở trên không phát huy hiệu quả tốt thì người đau dạ dày sẽ cần tới các phương pháp điều trị tây y. Lúc này người bệnh có thể sử dụng một số thuốc không kê toa sau tùy theo triệu chứng, nguyên nhân bệnh.
Một lưu ý khi dùng thuốc tây là người bệnh cần tuyệt đối tránh xa các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Midol, Motrin) hoặc naproxen (Naprosyn, Aleve, Anaprox, Naprelan) vì những thuốc này sẽ càng làm tăng kích ứng dạ dày.
Những cách giảm đau dạ dày ở trên thường chỉ có kết quả với những trường hợp tình trạng đau mức độ nhẹ và vừa. Ở mức độ nặng hơn có những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được xử lý đúng cách, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp bạn đẩy lùi được căn bệnh đau dạ dày.
Theo YHCT
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Viêm đại tràng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Các bệnh về dạ dày thường gặp nhất hiện nay
6 biện pháp tại nhà khắc phục chứng trào ngược axit dạ dày vào buổi sáng
3 biểu hiện cảnh báo dạ dày sắp 'thủng như tổ ong', đến bệnh viện khám ngay kẻo không kịp
9 Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
5 biểu hiện chính của bệnh ung thư dạ dày ai cũng cần biết
TOP 7 BỆNH DẠ DÀY THƯỜNG GẶP NHẤT HIỆN NAY
Bệnh viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân và chữa viêm dạ dày hiệu quả