Giảm sốc thiết vị bếp
Nhiễm độc gan: Nguyên nhân, dấu hiệu và những lưu ý khi bị nhiễm độc gan
05-10-2024 15:49:41 | Bệnh về Gan

Nhiễm độc gan là tình trạng bệnh lý xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương do tiếp xúc với các chất có hại, chẳng hạn như một số loại thuốc, độc tố hoặc hóa chất. Những tổn thương này có thể làm suy giảm chức năng gan và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan.

1. Nguyên nhân gan nhiễm độc là gì?

Chức năng chính của gan là giải độc cơ thể, làm sạch bên trong cơ thể con người. Nếu gan tốt thì sẽ thực hiện tốt chức năng lọc thải các chất độc, nhờ đó phòng ngừa được nhiều bệnh. Nhiễm độc gan là tình trạng gan bị tổn thương, dẫn đến viêm ở gan. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng gan nhiễm độc, nhưng chủ yếu do một số lý do điển hình như:

  • Sử dụng thuốc không đúng cách: Không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung các loại thuốc vitamin cần thiết như vitamin A, E, K, C và sử dụng thực phẩm chức năng thanh lọc gan theo chỉ định của bác sĩ là cách tốt nhất.
  • Nhiễm virus viêm gan B, C: Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B và C cao, chiếm từ 77 - 85%.
  • Sử dụng chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia là một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhiễm độc gan. Đây là nguyên nhân xếp thứ hai, chỉ sau virus viêm gan B, C.
  • Thực phẩm không vệ sinh: Thực phẩm ô nhiễm và không được chế biến sạch sẽ cũng có thể gây ra nhiễm độc gan.

Lạm dụng thuốc có thể gây tình trạng gan nhiễm độc

2. Dấu hiệu gan nhiễm độc

Các dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết sớm gan đã bị nhiễm độc để có phương pháp giải độc gan sớm nhất có thể:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm 60 - 80%). Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do gan nhiễm độc như: Không muốn ăn, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu dẫn đến đau bụng thường xuyên, buồn nôn và nôn, sợ thịt, sợ mỡ, ỉa chảy hoặc táo bón, nước tiểu có màu vàng, phân vàng hoặc bạc. Các triệu chứng trên dẫn đến việc cơ thể bị trì trệ và suy nhược.
  • Nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay: Bị ngứa do gan nhiễm độc là tình trạng rất phổ biến. Các mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay là dấu hiệu đặc trưng của bệnh,.... Nguyên nhân nhiễm độc gan gây ngứa là do chức năng gan suy giảm nên việc thải độc cơ thể không còn hiệu quả, chất độc tích tụ gây kích ứng da.
  • Đau tức vùng hạ sườn phải: Người bệnh thường có cảm giác căng đau vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải. Trong một vài trường hợp khác có thể đau bụng dữ dội vùng túi mật.
  • Đổ mồ hôi: Khi gan bị nhiễm độc, chức năng hoạt động của gan sẽ bị suy giảm nên gây ra tình trạng nóng gan. Dấu hiệu để nhận biết là thường xuyên cảm thấy nóng trong người, đổ mồ hôi nhiều dù nhiệt độ mát mẻ và không quá nóng.
  • Hội chứng giả cúm: Hiện tượng này thường gặp trong tổn thương gan giai đoạn sớm với các dấu hiệu như: Đau đầu, sốt, đau các khớp và cơ toàn thân.
  • Giảm khả năng tình dục: Gan nhiễm độc có thể dẫn đến rối loạn hệ bài tiết, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Khi hàm lượng hormon sinh dục giảm sút, sẽ gây mất cân bằng tỷ lệ hormon sinh dục nam và hormon sinh dục nữ. Từ đó dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục và liệt dương. Vì vậy, khi bị suy giảm khả năng tình dục không rõ nguyên nhân thì nên đi khám sớm vì rất có thể lý do bắt nguồn từ bệnh gan.
  • Thay đổi màu da: Vàng mắt và vàng da là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận biết các vấn đề về gan. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chất Bilirubin (chất thải màu vàng) được sản xuất từ mật và xử lý tại gan. Khi có nhiều bilirubin trong máu, chất này có thể rò rỉ vào các mô như da và mắt, khiến chúng chuyển thành vàng. Bên cạnh đó, nếu lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng thì cho thấy gan của bạn không hoạt động tốt và đã bị nhiễm độc.

Lưu ý: Khi gan bị tổn thương, các dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện cùng lúc, đặc biệt là trong các trường hợp như: sau khi uống rượu bia, ăn quá no, thời tiết thay đổi.

Vàng da vàng mắt ngứa ngáy là dấu hiệu gan bị nhiễm độc

3. Điều trị gan bị nhiễm độc như thế nào?

  • Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, hãy đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Nhiều người không để ý tới triệu chứng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Điều trị nhiễm độc gan bao gồm các biện pháp sau:
  • Loại bỏ chất gây nhiễm độc: Bác sĩ sẽ xác định và loại bỏ các chất gây nhiễm độc như thuốc, thảo dược hoặc rượu bia. Đối với những bệnh nhân nghiện rượu, việc tham gia chương trình cai nghiện rượu được khuyến khích.
  • Phẫu thuật ghép gan: Đây là phương pháp được áp dụng đối với trường hợp gan nhiễm độc nặng hoặc xơ gan giai đoạn cuối.
  • Giải độc gan đúng cách: Biện pháp giải độc gan cần xử lý từ bên trong, ngăn tế bào Kupffer sinh ra nhiều chất độc gây hại cho gan.

4. Phòng ngừa gan nhiễm độc

Gan bị nhiễm độc do rất nhiều nguyên nhân do vậy, khi bạn thấy cơ thể mình có các triệu chứng như trên thì cần đi kiểm tra để xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh, từ đó vạch ra phương pháp điều trị thích hợp, tránh để lâu gây tổn thương gan nặng hơn.

Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu trình điều trị của bác sĩ, người bệnh cần:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn; tăng cường chức năng hệ miễn dịch và thúc đẩy hồi phục chức năng gan. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất chống mỡ gan; rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu; các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả....; thực phẩm giàu vitamin A như: Bắp cải, tỏi tây, gan động vật, cà rốt, hẹ, sữa bò, lòng đỏ trứng, rau chân vịt, ... Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường và chứa nhiều năng lượng.
  • Không dùng thuốc bừa bãi: Dùng thuốc tùy tiện là nguyên nhân gây nên hiện tượng gan nhiễm độc, do vậy chỉ nên dùng đến thuốc khi thực sự cần thiết và đúng chỉ định, liều lượng. Nếu phải sử dụng thuốc lâu dài thì nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được thử nghiệm để bảo vệ gan.
  • Sống lành mạnh: Duy trì thói quen sống lành mạnh; hạn chế tối đa rượu, bia, và các chất độc trong không khí; nên tập thể dục hằng ngày để tăng cường sức khỏe.

5. Cần làm gì khi bị nhiễm độc gan?

  • Khi bị nhiễm độc gan, tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Để bảo vệ gan, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh và điều độ, cùng với việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Thực đơn hàng ngày nên tăng cường bổ sung vitamin (B, C, E) và các khoáng chất (kẽm, selen) để hỗ trợ gan trong việc chuyển hóa các độc chất hiệu quả hơn. Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Người bệnh nên từ bỏ thói quen sử dụng thuốc tùy tiện và chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, với chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng và uống kèm với nhiều nước để hỗ trợ gan trong việc xử lý thuốc.
  • Đối với những trường hợp cần sử dụng thuốc dài hạn, nên kết hợp với các thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, để bảo vệ gan, hạ men gan, giải độc, và tăng cường chức năng gan, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa của gan diễn ra hiệu quả.
  • Ngoài ra, lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe gan. Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc thường xuyên tập thể dục, ăn uống khoa học, uống đủ nước, và bổ sung các vitamin cùng các chất vi lượng cần thiết như vitamin A, E, K, C… sẽ giúp duy trì một lá gan khỏe mạnh.

Nên tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

  • Đồng thời, cần hạn chế sử dụng rượu bia, tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, và giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón… trong thời gian dài.
  • Giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc gan không sử dụng thuốc bừa bãi. Sử dụng thuốc một cách tùy tiện là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm độc gan. Chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và phải tuân thủ đúng chỉ định và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tóm lại: Gan nhiễm độc có thể xảy ra với bất kỳ ai, khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều loại độc tố, gan có thể bị tổn thương và không còn thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyển hóa cần thiết. Lâu dần, các chất độc tồn đọng trong cơ thể có thể dẫn tổn thương gan. Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng như: phân sẫm màu; mê sảng; vàng da; ăn mất ngon; xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân (ecchymosis); nôn ra máu… người bệnh cần đi khám ngay.

Bài viết tham khảo: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo