Giảm sốc thiết vị bếp
Cách phòng chống bệnh gan an toàn
22-03-2024 09:46:42 | Bệnh về Gan

Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể sau da, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Khi gan bị tổn thương, các chức năng sẽ bị suy giảm, lâu ngày gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. Vì vậy, phòng chống và tầm soát bệnh gan sớm là cách chủ động phòng ngừa căn bệnh âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả khôn lường hiệu quả nhất.

1.Tiêm vaccine phòng bệnh

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh gan hiệu quả, giúp cơ thể được bảo vệ khỏi virus gây bệnh. Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh viêm gan A và viêm gan B. Đối với trẻ sơ sinh, nên tiêm cho trẻ 1 mũi ngừa viêm gan B ngay sau sinh, tốt nhất là trong vòng 24 giờ. Đối với người lớn cần xét nghiệm xem bản thân đã nhiễm virus B hay có kháng thể chưa. Việc quyết định tiêm sẽ tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ.

Tiêm vaccine để phòng ngừa các bệnh về gan

2. Bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất độc hại

Các loại hóa chất độc hại có thể xuất hiện trong nhiều trường hợp. Người bệnh có thể vô tình tiếp xúc phải khi phun thuốc trừ sâu, dùng thuốc xịt muỗi, mối mọt, côn trùng, dùng sơn xịt và các loại hóa chất khác. Để phòng ngừa bệnh gan do hóa chất cần bảo vệ cơ thể bằng cách đeo găng tay, khẩu trang chuyên dụng, mặc áo dài tay, quần dài, trang phục bảo hộ. Khi sơn, xịt hóa chất trong phòng cần đảm bảo phòng luôn thông gió thoáng khí.

3. Dùng thuốc đúng cách

Chỉ dùng thuốc khi cần thiết đúng liều và chỉ dẫn, kể cả thuốc theo toa hay không theo toa. Không uống thuốc với rượu hay có rượu bia trong người. Cần tham khảo bác sĩ khi muốn dùng thêm một loại thuốc điều trị bổ sung.

4. Hạn chế tiếp xúc với máu và dịch cơ thể người bệnh

Để phòng bệnh gan lây nhiễm virus viêm gan B và C, khi chăm sóc người bệnh cần cẩn thận với máu và dịch cơ thể từ người bệnh, đặc biệt là khi có vết thương hở. Không dùng chung các dụng cụ y tế đặc biệt là kim tiêm. Virus viêm gan A lây qua đường tiêu hoá nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn.

5. Quan hệ tình dục an toàn

Không quan hệ tình dục bừa bãi, sử dụng bao cao su khi quan hệ cũng là một cách phòng chống bệnh gan.

Virus gây viêm gan B có thể lây qua đường quan hệ tình dục không an toàn

6. Hạn chế rượu bia

Bia rượu được mệnh danh là “kẻ thù số 1” của gan và trở thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ được chuyển hóa và giải độc tại gan.

Nếu cùng lúc “dung nạp” quá nhiều rượu bia, gan không kịp sản xuất đủ lượng men giải độc sẽ khiến các chất cồn ứ đọng trong cơ thể, làm kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, sản sinh nhiều chất gây viêm có hại cho cơ thể. Điều này làm hủy hoại tế bào gan và gây các bệnh lý nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, tăng men gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Rượu, bia là tác nhân gây nên các bệnh về gan

7. Duy trì và kiểm soát cân nặng hợp lý

Béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Để phòng ngừa bệnh gan cần ăn uống khoa học và tập luyện phù hợp để duy trì cân nặng cũng như kiểm soát cholesterol xấu trong cơ thể. Duy trì cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.

8. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ gan khỏe mạnh

Để phòng chống bệnh gan, chống độc, giải độc, bảo vệ gan khỏe mạnh cần thiết phải bổ sung các dưỡng chất thiết yếu chiết xuất từ thiên nhiên nhằm giúp lá gan đủ sức chống lại tác hại của các yếu tố nguy cơ. Đặc biệt là kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer để bảo vệ gan triệt để từ gốc.

9. Cần được kiểm tra y tế thường xuyên

Bạn nên được kiểm tra bệnh xơ gan. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa sự khởi đầu của bệnh.

Xơ gan là một trong những bệnh lý mãn tính, gây nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, xơ gan chính là nền tảng của ung thư gan. Nếu không có biện pháp phòng bệnh đúng cách, bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của bệnh xơ gan. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, mọi người nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị sẽ càng cao.

10. Tập thể dục, thể thao

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bạn hãy chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với mình và duy trì tập thể dục thể thao đều dặn, thường xuyên và liên tục.

Theo SKĐS

 

đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo