Ngưu bàng là quả chín hoặc quả đã phơi khô của cây Ngưu bàng. Đây là dược liệu dùng trong Y Học Cổ Truyền với công dụng trị mụn nhọt, phát ban, phù thận cấp, bệnh sởi, ho, hen suyễn...
Tên Tiếng Việt: Ngưu bàng.
Tên khác: Đại đao tử; Hắc phong tử; Thử niêm tử; Lệ Thực; Mã Diệc Danh Thử Niêm; Ngưu Bảng; Đại Lực Tử; Bảng Ông Thái; Tiện Khiên Ngưu; Biên Bức Thứ.
Tên khoa học: Arctium lappa, Arctium minus, Arctium tomentosum.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Cây Ngưu bàng
Ngưu bàng, một loại thảo mộc lâu năm trong họ Compositae dự trữ hầu hết các chất dinh dưỡng của nó trong năm đầu tiên. Chất dinh dưỡng này sau đó được sử dụng cho quá trình nở hoa. Cây được trồng 2 năm một lần, cây khá cao và có thể đạt tới 3m.
Lá cây Ngưu bàng
Lá có kích thước khá lớn, mọc xen kẽ, dạng dây, có một cuống lá dài và có màu đỏ ở mặt dưới. Các lá cơ bản nhỏ hơn và hẹp hơn với cuống lá rỗng.
Hoa của cây Ngưu bàng
Hoa màu tím, mọc thành cụm hình cầu, mọc thành chùm. Chúng xuất hiện vào giữa mùa hè, từ tháng 7 đến tháng 9.
Rễ cây Ngưu bàng
Rễ Ngưu bàng phát triển thành nhánh (rễ non) và có thể sâu tới 45–50 cm và đường kính 3–6 cm. Nó có hình trụ, vỏ mỏng màu nâu và bên trong thay đổi từ màu trắng đến trắng hơi vàng tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch từ 8 đến 12 tháng.
Phân bố
Cây Ngưu bàng có nguồn gốc từ các vùng ôn đới, từ Scandinavia đến Địa Trung Hải, và từ Quần đảo Anh qua Nga, và Trung Đông đến Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Hiện nay, cây được trồng ở hầu như ở khắp mọi nơi nhưng ưu thích loại đất tươi tốt, giàu mùn và nên được đặt ở vị trí đầy đủ ánh sáng mặt trời.
Thu hoạch
Việc nhân giống cây Ngưu bàng đạt được thông qua việc gieo hạt vào giữa mùa hè. Việc thu hoạch diễn ra từ ba đến bốn tháng sau khi gieo hạt cho đến cuối mùa thu.
Chế biến
Rễ Ngưu bàng sau khi thu hái nên thái mỏng và phơi khô nhanh vì dễ bị hư.
Rễ Ngưu bàng được dùng làm thuốc để điều trị nhiều bệnh, ngoài ra còn được sử dụng trong ẩm thực. Rễ rất giòn và có vị ngọt, nhẹ và hăng với một chút chát.
Ngưu bàng tử là quả chín của cây Ngưu bằng thường dùng điều trị cảm mạo và các bệnh ngoài da
Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, axit stearic, một carbon hydrogen và một phytosterol, Sitosterol-beta- Dglucopyranoside, axit chlorogenic. Ngoài ra nó còn chứa các polyphenol đó là các dẫn xuất của axit caffeoylquinic.
Tính vị: Vị cay, đắng, tính hàn.
Qui kinh: Qui vào kinh Phế và Vị.
Công năng, chủ trị: Ngưu bàng được đánh giá cao về các hoạt động tăng cường sức khỏe. Thông tin tổng hợp cho thấy rằng Ngưu bàng có hiệu quả chống lại các bệnh khác nhau.
Trong y học cổ truyền, rễ cây Ngưu bàng cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh gút, thấp khớp, loét, mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến, bổ phế.
Nó là một thành phần của một số mỹ phẩm, dầu gội đầu và các sản phẩm chăm sóc tóc.
Người Trung Quốc cũng sử dụng Ngưu bàng khô như một lợi tiểu và một chất làm sạch máu. Nó làm sạch máu bằng cách loại bỏ chất độc nguy hiểm.
Theo các nghiên cứu, Ngưu bàng có tác dụng:
Chiết xuất từ rễ cây Ngưu bàng có tác dụng bảo vệ tế bào cơ thể người khỏi các chất độc hại và giảm đột biến của tế bào. Từ đó giảm khả năng gây ung thư.
Sitosterol-beta- Dglucopyranoside được coi là hoạt chất mạnh nhất có hiệu quả trong các hoạt chất được tìm thấy trong rễ cây Ngưu bàng để điều trị đái tháo đường và béo phì.
Thuốc sắc từ Ngưu bàng có khả năng ức chế song cầu khuẩn, hiệu quả cho các bệnh lý phổi, da…
Chiết xuất từ rễ cây Ngưu bàng là axit chlorogenic cho thấy hiệu quả đáng kể đối với vi khuẩn Klebsiella pneumoniae theo cơ chế ức chế β-lactamase của vi khuẩn.
Rễ Ngưu bàng đã được chứng minh là có chứa nhiều loại chất chống oxy hóa mạnh, bao gồm quercetin, luteolin và axit phenolic.
Các bằng chứng gần đây đã phát hiện ra rằng rễ Ngưu bàng có chứa các thành phần hoạt tính trong hệ thống rễ của nó có thể loại bỏ độc tố khỏi máu.
Hoạt tính chống oxy hóa của Ngưu bàng giúp giảm tình trạng viêm và đau. Nghiên cứu năm 2014 đã phát hiện ra rằng cây Ngưu bàng làm giảm các dấu hiệu viêm và stress oxy hóa cho những bệnh nhân bị viêm xương khớp.
Thành phần Polyphenol trong rễ cây Ngưu bàng có tác dụng sát trùng, kháng viêm, chống oxy hóa và chống lão hóa, giúp giảm nhanh các vết mụn đang sưng viêm và không để lại sẹo. Đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của rễ có thể giúp giải quyết các vấn đề về da khi bôi tại chỗ cho da. Kẽm có trong chiết xuất rễ Ngưu bàng giúp việc thúc đẩy và phân chia tế bào, tăng cường sức đề kháng cho da, nhờ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm khi bị mụn.
Theo một nghiên cứu năm 2017, mức cholesterol toàn phần (TC), triglyceride (TG), cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) giảm đáng kể ở những phụ nữ vừa kết hợp sử dụng Ngưu bàng kèm với việc tập thể dục.
Tuy nhiên, cũng trong nghiên cứu trên, cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) - cholesterol tốt cho cơ thể cũng có xu hướng giảm.
Rễ cây ngưu bàng
Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Ngưu bàng có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, dạng viên hoàn…sử dụng độc vị hoặc kết hợp với vị thuốc khác đều được.
Liều lượng:
Rễ Ngưu bàng được sử dụng dưới các dạng khác nhau như:
Chuẩn bị 16g rễ Ngưu bàng, 4g bạc hà, 8g kinh giới tuệ, 12g cát căn, 12g liên kiều,12g hạnh nhân, 8g tiền hồ, 8g cát cánh, đem sắc uống.
Rễ Ngưu bàng dùng tươi nấu làm nước rửa vết thương (nấm bàn chân, chàm và chàm bội nhiễm, hắc lào.
Bạn dùng 80g quả Ngưu bàng, sao vàng sau đó tán thành bột. Ngày uống 8g chia làm 3 lần uống. Bạn nên dùng nước nóng chiêu thuốc.
Bạn dùng 10g Ngưu bàng, sao qua, tán mịn, uống với nước sôi pha chút rượu.
Lấy 5-10g rễ Ngưu bàng, nấu với 200ml nước còn 100ml, súc miệng chữa viêm nha chu (nhiệt miệng, viêm lợi).
Rễ Ngưu bàng nấu chín đem pha với nước tắm, giúp ra mồ hôi, chữa mẩn ngứa làm sạch da, mềm da; xông chữa mụn trên mặt.
Ngưu bàng 30g ngân hoa 50g đem sắc uống.
Không sử dụng Ngưu bàng trong các trường hợp:
Ngưu bàng là dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.
Theo YHCT
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Cây Đan Sâm có tác dụng gì?
Vị thuốc Khương Hoạt có tác dụng gì?
Cây thuốc Hợp Hoan Bì có tác dụng gì?
Cây Bạch Thược có tác dụng gì?
Táo Nhân có tác dụng gì? Vị thuốc từ Táo Nhân
Cây Xuyên Khung có tác dụng gì?
Bạch Truật có tác dụng gì? Tác dụng chữa bệnh của bạch truật
Vị thuốc quý ngũ vị tử: Những điều cần biết