Giảm sốc thiết vị bếp
Rối loạn tiền đình và các biến chứng nguy hiểm
20-09-2024 17:32:34 | Thiểu năng tuần hoàn não

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị rối loạn tiền đình sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

1. Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Tiền đình là hệ thống thuộc cấu trúc của tai trong, giúp cơ thể xử lý tác động của trọng lực hay chuyển động. Tiền đình có vai trò duy trì tư thế thăng bằng, phối hợp cử động mắt,... Hệ thống tiền đình bị tổn thương sẽ dẫn đến chứng rối loạn tiền đình.

Các triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiền đình là:

  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Mất ngủ
  • Ngất xỉu, mất ý thức
  • Rối loạn chức năng tim, tụt huyết áp
  • Mất thăng bằng

Rối loạn tiền đình gây hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng

2. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu người bệnh cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),... Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Hậu quả và biến chứng có thể gặp của bệnh rối loạn tiền đình

3.1. Rối loạn tiền đình có dễ dẫn đến đột quỵ

Rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời hiệu quả có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ đe dọa tính mạng vì vậy, người bệnh rối loạn tiền đình không được chủ quan cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được nhận định đúng nguyên nhân và mức độ của bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

 

Người làm việc van phòng, lao động trí óc có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn

 

Những đối tượng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao như người lao động trí óc, người từ tuổi trung niên… nên có chế độ phòng ngừa rối loạn tiền đình bằng cách hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiễm, không nên ngồi phòng lạnh và trước máy vi tính quá lâu. Bên cạnh đó, nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, siêng tập thể dục, ăn uống hợp vệ sinh và đặc biệt cần bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể. Bởi lẽ, gốc tự do không chỉ là nguồn gốc của rối loạn tiền đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý não nguy hiểm như: sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson, thiếu máu não, thậm chí làm tăng nguy cơ đột quỵ.

3.2. Giảm chất lượng cuộc sống

Các triệu chứng của rối loạn thăng bằng tiền đình có thể cản trở các hoạt động thường ngày của người bệnh. Khả năng lái xe, làm việc hoặc các hoạt động vui chơi giải trí cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tâm lý trầm cảm và thất vọng.

Một số người bị rối loạn chức năng tiền đình cảm thấy khó khăn khi ra khỏi giường, hoạt động bình thường ở trường học và nơi làm việc. Hoặc khó khăn khi thực hiện các công việc thường ngày trong môi trường có nhiều kích thích thị giác (như cửa hàng tạp hóa, giao thông, trung tâm mua sắm).

3.3. Suy giảm trí nhớ

Sự kém tập trung, suy giảm trí nhớ và mệt mỏi thể đi kèm với rối loạn chức năng tiền đình. Vì để giữ cho cơ thể thăng bằng hoặc duy trì tư thế đứng thẳng, não cần phải làm việc nhiều hơn. Từ đó đó ảnh hưởng đến các chức năng khác của não.

3.4. Chóng mặt, mất cân bằng và phương hướng

Rối loạn tiền đình phổ biến gây ra sự chóng mặt. Người bệnh có cảm giác lâng lâng hoặc mất cân bằng. Nói chung, trong các tổn thương ngoại vi, chóng mặt là dấu hiệu xảy ra nhiều nhất. Đi kèm với đó, người bệnh có thể gặp tình trạng nhìn đôi, rung giật nhãn cầu dọc hoặc mất điều hòa chi…

3.5. Thay đổi thính giác

Các vấn đề về thị lực thường gặp ở bệnh rối loạn tiền đình như nghe kém, ù tai, nặng tai thường xảy ra ở bên tổn thương ngoại vi.

3.6. Triệu chứng liên quan đến tim

Tức ngực, đổ mồ hôi, hồi hộp và các triệu chứng tim mạch khác xảy ra do sự sự ảnh hưởng của chức năng tiền đình. Đôi khi những biểu hiện này bị đánh giá nhầm sang một bệnh lý khác.

3.7. Ảnh hưởng đến thị giác

Một vấn đề với hệ thống tiền đình chẳng hạn như viêm dây thần kinh có thể thay đổi cách hai hệ thống tiền đình và thị giác phối hợp hoạt động cùng nhau.

Người bệnh trở nên nhạy cảm hơn nhiều với bất kỳ vấn đề thị lực nào. Họ cũng gặp nhiều triệu chứng như khó khăn chuyển động, cử động đầu, nhìn theo đồ vật, hoa mắt,…

Rối loạn tiền đình gây chóng mặt, hoa mắt, ù tai và mất thăng bằng.

4. Rối loạn tiền đình có chữa được không?

Rối loạn tiền đình có thể được chữa khỏi và hạn chế khả năng tái phát bằng cách tuân thủ chế độ điều trị và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc điều trị không đúng sẽ gây lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức, trong khi tình trạng bệnh không được cải thiện, thậm chí trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị rối loạn tiền đình:

  • Phục hồi chức năng: Các bài tập kích thích sự vận động, nhạy bén của tiền đình, rèn luyện não bộ có hiệu quả trong việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.
  • Tập luyện: Tập luyện thể dục thể thao với mức độ phù hợp với thể trạng, sức khỏe của người bệnh sẽ giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phục hồi tiền đình.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống lành mạnh cần được duy trì để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân và hạn chế các triệu chứng rối loạn tiền đình.
  • Thay đổi lối sống: Thực hiện lối sống lành mạnh, tránh xa khói thuốc lá, hạn chế sử dụng bia, rượu,... có ý nghĩa trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Hạn chế stress, căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc điều trị rối loạn tiền đình có thể được bác sĩ chỉ định tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân.

5. Điều trị rối loạn tiền đình

Điều trị bệnh rối loạn tiền đình còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn thăng bằng. Một số phương pháp điều trị bệnh rối loạn thăng bằng tiền đình có thể bao gồm:

5.1 Điều trị triệu chứng bằng thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc điều trị kháng nấm. Thuốc này dùng điều trị nhiễm trùng tai gây rối loạn thăng bằng. Bạn hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa hoặc đi khám sớm để được chỉ định đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng các loại thuốc phù hợp.

5.2 Điều trị các biện pháp trị liệu

Nếu đã sử dụng các loại thuốc không có tác dụng, người bệnh sẽ được thực hiện các biện pháp khác nhằm phục hồi chức năng tiền đình hoặc phục hồi thăng bằng. Các chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp người bệnh học cách đối phó với những cơn chóng mặt trong cuộc sống hàng ngày.

5.3 Thay đổi lối sống

Bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt như bỏ thuốc lá, tránh xa nicotine, một số triệu chứng tiền đình có thể thuyên giảm.

Rối loạn tiền đình có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần điều trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Bài viết tham khảo nguồn: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

 

Hỗ Trợ Kinh Doanh

Kinh Doanh bán lẻ
0918885863
Kinh Doanh bán buôn
0916992986

Hỗ Trợ Trực Tuyến

Dược sĩ
0918885863
Bác Sĩ
0916992986
đăng ký nhận tư vấn
Giỏ Hàng 0916 893 886 Messenger Chat Zalo