Rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường có thể xảy ra khi bệnh nhân chưa kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Việc nhận biết và hiểu các triệu chứng là điều cần thiết cho cả bệnh nhân đái tháo đường và những người xung quanh để phòng ngừa các biến chứng và xử lý kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.
Rối loạn đường huyết là gì? Rối loạn đường huyết hay rối loạn dung nạp đường huyết ở người bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) hoặc lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Bệnh nhân đái tháo đường cần học cách nhận biết triệu chứng, nguyên nhân của tình trạng này để có phương pháp xử lý kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đái tháo đường là hiện tượng lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường
Khi bị lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70mg/dL, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết. Các triệu chứng này có thể phát triển nhanh chóng trong vòng từ 10 đến 15 phút, bao gồm:
Nếu tình trạng kéo dài và lượng đường trong máu tiếp tục giảm xuống dưới mức 40mg/dL, hành vi của bệnh nhân có thể thay đổi và họ có thể cảm thấy cáu kỉnh hơn. Bệnh nhân có thể trở nên suy nhược, đói cực độ, chóng mặt và mệt mỏi.
Nếu lượng đường trong máu tiếp tục giảm xuống thấp hơn, bệnh nhân có thể mất ý thức, bất tỉnh hoặc co giật và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Một số trường hợp đái tháo đường lâu năm, bệnh nhân có thể không biểu hiện triệu chứng cho đến khi lượng đường trong máu xuống rất thấp hoặc giảm một cách đột ngột.
Mệt mỏi, lo lắng, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh là dấu hiệu hạ đường huyết
Lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép khiến cho bệnh nhân đái tháo đường cảm thấy mệt mỏi và khát. Tình trạng đường huyết tăng cao thường phát triển chậm trong khoảng từ vài giờ đến vài ngày với các triệu chứng như sau:
Việc nhận biết những triệu chứng rối loạn đường huyết rất quan trọng đối với người bị đái tháo đường. Bởi họ có thể gặp phải tình trạng này vào rất nhiều thời điểm trong ngày. Nhận biết kịp thời các triệu chứng giúp bệnh nhân và người thân có thể biết cách đối phó với từng tình huống một cách hợp lý.
Việc kiểm soát tốt lượng đường huyết giúp người bị bệnh đái tháo đường có thể tránh được các biến chứng cấp tính, chẳng hạn như nhiễm toan ceton do tiểu đường, mất nước do tăng đường huyết hay bất tỉnh do hạ đường huyết nghiêm trọng. Hầu hết các vấn đề rối loạn đường huyết có thể được kiểm soát tốt bằng cách tuân theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Kiểm tra lượng đường định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm
Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp) xảy ra khi lượng đường trong máu xuống mức thấp hơn 70mg/dL. Dạng rối loạn đường huyết đói xảy ra rất phổ biến ở người tiểu đường, do nhịn ăn, kiêng ăn quá đà. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn có thể là vì dùng quá liều insulin hoặc thuốc hạ đường huyết khác, tập thể dục quá nhiều.
Tăng đường huyết rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Nó xảy ra khi bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn có chỉ số đường huyết cao, liều thuốc hạ đường huyết chưa đủ để đưa nồng độ đường trong máu về mức bình thường, quên thuốc… Đôi khi, căng thẳng về cảm xúc, cảm cúm, cảm lạnh, bị nhiễm trùng, chấn thương hoặc bệnh tật, đang sử dụng thuốc steroid, ít vận động hay hiện tượng bình minh… ở người đái tháo đường cũng có thể là nguyên nhân.
Tình trạng lượng đường trong máu tăng cao liên tục có thể gây ra các biến chứng tiểu đường nghiêm trọng, bao gồm hôn mê nhiễm ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu và tử vong. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương cho mắt, tim, não, thận, mạch máu và dây thần kinh.
Nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn đường huyết, hãy kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết – một thiết bị nhỏ để đo và hiển thị mức đường trong máu của bạn. Bạn bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống dưới 70mg/dL (3,9 mmol/L). Còn nếu đường huyết khi đói lớn hơn 130 mg/dL, đường huyết sau ăn 2 giờ lớn hơn 180mg/dL thì có nghĩa là bạn bị tăng đường huyết.
Rối loạn đường huyết có chữa được không? Bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh và kiểm soát lượng đường trong máu bằng nhiều cách. Cụ thể như sau:
Điều trị hạ đường huyết
Nếu bạn nghĩ rằng lượng đường trong máu của bạn có thể xuống quá thấp, hãy kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết.
Điều trị tăng đường huyết
Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát tình trạng tăng đường huyết bằng cách ăn theo chế độ giảm bột đường, tăng rau quả; tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát căng thẳng. Ngoài ra, phải sử dụng thuốc đúng, đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy nhớ tái khám định kỳ hoặc khi tăng đường huyết diễn ra thường xuyên dù vẫn dùng thuốc đều đặn để bác sĩ có phương án điều chỉnh phù hợp.
Điều quan trọng nhất là bệnh nhân đái tháo đường phải giữ lượng đường trong máu luôn ổn định. Bệnh nhân có thể phòng ngừa rối loạn đường huyết bằng cách tuân thủ theo kế hoạch điều trị, thay đổi lối sống, ăn uống và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.
Cụ thể như sau:
Rối loạn đường huyết ở người bệnh đái tháo đường là tình trạng khó tránh khỏi. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và có biện pháp can thiệp kịp thời là điều cần thiết.
Theo SKĐS
Hỗ Trợ Kinh Doanh
Hỗ Trợ Trực Tuyến
BÀI VIẾT NỔI BẬT
Mục Lục
Có mấy loại tiểu đường? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có chữa được không? Điều trị và cách phòng ngừa như thế nào?
Dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường
Đông y điều trị bệnh tiểu đường
Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ và thai nhi
Tiền tiểu đường là gì, có nguy hiểm không?
Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 1
Cách kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường